Cỏ kim cương còn có tên là lan kim tuyến, cỏ nhung, mộc sơn thạch tùng, kim tuyến liên, lan gấm |
Cỏ kim cương còn có nhiều tên khác như: Lan kim tuyến, cỏ nhung, mộc sơn thạch tùng, kim tuyến liên, lan gấm,... Tên khoa học của loại cây này là Anoechilus roxburglihayata, thuộc loài địa lan trong họ lan (Orchidaceae).
Loài cỏ này sống ở nơi ẩm ướt và mọc rải rác trong rừng sâu. Mặt trên lá có màu tím nhung, gân lá hiện lên rất rõ, lá dày nhưng rất mềm mượt, óng ánh như kim tuyến, mặt dưới màu phớt hồng, thân chia thành từng đốt.
Loại cỏ này chỉ mọc ở nơi đất tốt và tơi xốp, không có ánh sáng trực tiếp của mặt trời và thường mọc thành bãi. Cỏ kim cương cũng chỉ có ở trong những mạn rừng sâu và cao, rất hiếm ở khu vực rìa rừng.
Giá của loài cỏ hoang dã này khá đắt đỏ, trên các trang mạng rao bán cây tươi có thể bán được 5 triệu đồng/kg, trong khi phơi khô có thể lên tới gần 20 triệu đồng/kg.
Sở dĩ có mức giá cao như vậy là do cỏ kim cương được người Trung Quốc thu mua khá nhiều và được cho là có giá trị dược liệu cao. Ở Trung Quốc nó được gọi với danh xưng là "vua thuốc", "cỏ vàng", "thuốc thần kỳ" và "nhân sâm đen"...
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương yếu" ghi rằng, cỏ kim cương có chức năng và công dụng đặc biệt, giúp làm mát huyết, dịu gan, thanh nhiệt, giải độc, được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại, có tác dụng phục hồi các tế bào gốc bị tổn thương và thường được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, sỏi, viêm phế quản,…
Nhiều năm trước, đã có lúc cỏ kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 1 triệu đồng/kg.
Được biết, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.
Nhiều người rất hào hứng khi nhìn thấy những loại cây có lợi nhuận như vậy, tuy nhiên do sản lượng thấp và khai thác quá nhiều nên số lượng cây hoang dã ngày càng giảm. Vào những năm 1990, nó đã được chính phủ Trung Quốc đưa vào danh sách cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng.
Những năm trở lại đây, một số người đã tự trồng cây này nhưng hiệu quả không cao, vì rất khó trồng, quá nhạy cảm với môi trường, khó sống được khi nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp.
Hiện nay giá trị của cây cỏ kim cương vẫn còn rất cao, được nhiều khách sạn, nhà hàng và những người giàu có sử dụng để làm nguyên liệu nấu món ăn cao cấp.
Cỏ kim cương có 3 loại
Cỏ kim cương rừng |
Cỏ kim cương rừng: Cỏ kim cương rừng là loại thảo dược quý hiếm được tìm thấy nhiều ở vùng núi như Ngọc Linh - Kon Tum và loại hoa này có tên trong danh sách đỏ Việt Nam.
Cỏ kim cương đỏ |
Cỏ kim cương đỏ: Sở dĩ có tên này vì lá của nó màu đỏ, có dược tính tốt phù hợp với mục đích sưu tầm.
Cỏ kim cương đá |
Cỏ kim cương đá: Là cây thảo, có thân bò rồi đứng, chiều cao trung bình khoảng 15cm. Nó chính là loài đặc hữu và cũng là nguồn gen quý của Việt Nam. Với giá trị làm cảnh cao, cây có lá rất đẹp màu lục sáng điểm bên cạnh là hoa màu trắng. Bên cạnh đó, loại cây này còn mang lại giá trị làm thuốc chữa bệnh.
Công dụng của cỏ kim cương trong y học
Dựa trên các tài liệu Đông y cổ truyền, cỏ kim cương là một loại dược liệu rất quý với sức khoẻ. Nó có tính kháng khuẩn cao, được ứng dụng trong các bài thuốc phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, ổn định huyết áp vô cùng hiệu quả. Theo sách cổ truyền y học Trung Hoa thì cỏ kim cương được mệnh danh là ”vua thảo dược” với vô vàn các tác dụng như:
Hỗ trợ và điều trị các bệnh về phổi, họ khan, đau họng, thổ huyết.
Chữa các tình trạng đau bụng hoặc sốt cao.
Giúp trẻ chậm lớn tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt.
Cách trồng và chăm sóc cỏ kim cương
Cho cây vào giá thể tạo thành từng cụm một |
Cách trồng
Chuẩn bị giá thể: Trước tiên bạn lấy xơ dừa đem phơi khô, sau đó bạn ngâm trong nước vôi loãng khoảng 6 tiếng rồi vớt xơ dừa ra để ráo. Rồi bạn dùng dao hoặc máy để băm nhỏ xơ dừa ra. Bạn lấy rễ dương xỉ khô đem xé nhỏ rồi tiến hành ngâm với nước sạch khoảng 1 tiếng. Dớn vụn cũng ngâm trong nước sạch sao cho chúng được thấm đẫm nước.
Tiếp theo bạn tiến hành trộn theo hỗn hợp theo tỉ lệ 3 phần đất, 1 rễ cây dương xỉ, 2 dớn vụ, 3 phân chuồng ủ mục và 2 xơ dừa ủ tất cả với nước trong vòng 1 tuần ăn rồi hẳn đem đi trồng cây.
Chuẩn bị giống: Bạn nên chọn những cây giống chất lượng cao, có bộ rễ khoẻ, mầm non và lá chồi đang phát triển tốt. Để phòng trừ sâu bệnh, trước khi trồng bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc từ nấm như thuốc tím, daconil,... giúp lan sinh trưởng tốt hơn.
Cách trồng: Bạn cho cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây và khoảng cách giữa các cụm từ 0,5 - 1m. Sau đó bạn dùng tay ném chặt phần đất để cố định cây thẳng đứng, rễ phải chìm hẳn giá thể. Tiếp đến bạn dùng túi nilon hoặc dùng vải lưới bọc kín giá thể để chăm 6 đến 8 ngày đầu.
Cách chăm sóc
Tưới nước: Nên dùng bình phun sương là phù hợp nhất với lan kim tuyến hoặc sử dụng hệ thống dàn phun sương, tưới 2 lần/1 ngày và nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cây sẽ bị thối rễ.
Vào mùa mưa, bạn chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.
Bón phân: Tùy theo độ tuổi và quá trình sinh trưởng của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng phù hợp khác nhau.
Vào giai đoạn lan đang phát triển (3 tháng đầu) thì bạn chủ yếu nên bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm phân lân hoặc phân Urê để tăng thêm dưỡng chất cho cây.