Anh Phạm Tiến Duật bất ngờ "bỏ phố về rừng" lập nghiệp với cây trà hoa vàng |
Trà hoa vàng hay còn được gọi là kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng,... là loại cây thuộc họ Chè, có tên khoa học là Camellia chrysantha. Cây trà hoa vàng là loại dược liệu quý có xuất xứ từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Giống cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây kim hoa trà, cây trà trường thọ, cây trà rừng,…
Thời xa xưa, trà hoa vàng chỉ được dùng cho Vua Chúa và người trong giới Hoàng Tộc. Do đó mà chúng được ưu ái với tên gọi “nữ hoàng” của các loại trà.
Tại Việt Nam, giống cây này được phân bố chủ yếu tại Ninh Bình, Tuyên Quang, Quế Phong - Nghệ An, Ba Vì - Hà Nội, Vĩnh Cửu - Đồng Nai,...Đặc biệt, huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh là “thủ phủ” của cây trà hoa vàng với tổng diện tích trồng của toàn huyện đạt khoảng 205 ha.
Trà hoa vàng là loài cây thân gỗ, thân cây có màu xanh, hoa màu vàng, cao từ 2-5m. Lá cây mọc cách nhau, có hình tròn, dài và hẹp, dài từ 11-14cm. Lá có các răng cưa nhỏ, không có lông, cuống lá từ 6-7mm.
Trên mỗi cuống lá là một bông hoa trà hoa vàng mọc đơn lẻ, có từ 8-10 cánh. Hoa có đường kính từ 5-6cm và thời điểm nở hoa là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Cây trà hoa vàng rất sai hoa |
Trà hoa vàng thường dùng để làm thuốc, trong đó cả lá, hoa và búp non đều được tận dụng để sơ chế, trong đó hoa trà hoa vàng được sử dụng nhiều nhất. Hoa thường được thu hoạch vào khoảng tháng 3-4 hàng năm, vào mùa xuân.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết hoa và lá của trà hoa vàng có hơn 400 thành phần hoá học an toàn và không có tác dụng phụ cho cơ thể. Trong đó, có khoảng 33,8% hoạt chất chống ung thư gồm selenium, tea polyphenol và saponin. Ngoài ra, loại thảo dược quý này còn chứa một số thành phần khác như vitamin C, vitamin E, vanadium, germanium, acid amin,…
Trà hoa vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, chúng còn góp phần làm giảm cholesterol xấu trong máu. Do đó, loại thảo dược này có khả năng điều trị bệnh lý về tim mạch, cũng như có thể tham gia điều trị các khối u ác tính.
Thêm vào đó, giống cây này còn là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Khi kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, trà hoa vàng có thể đem lại hiệu quả giảm cân rất tốt.
Anh Phạm Tiến Duật (SN 1985), quê Nam Định, mặc dù có công việc ổn định bao người mơ ước nhưng anh đã quyết định bỏ việc về quê gắn bó với cây trà hoa vàng.
Nơi mà các anh chọn lựa để khởi nghiệm là một thung lũng hoang vu, nằm sâu trong dãy núi đá vôi ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Hàng nghìn cây giống được anh Duật đưa từ vườn ươm ra khu đất rộng cả chục héc-ta để trồng. Hệ thống ống tưới nhỏ giọt được đầu tư đưa đến tận từng gốc cây trà. Các quy trình chăm sóc đều được tự động hóa và áp dụng công nghệ vi sinh hữu hiệu (EM). Cây trà hợp thổ nhưỡng, khí hậu phát triển tốt, chỉ sau 4 năm đã bắt đầu cho thu hoa.
Anh Phạm Tiến Duật, Công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia (áo vàng) giới thiệu về sản phẩm trà hoa vàng |
Năm 2020, khi thu hoạch được những lứa hoa trà đầu tiên, anh Duật đem sấy khô bằng công nghệ sấy thăng hoa ở nhiệt độ âm 50 độ C. Toàn bộ màu sắc, hình dạng, kích thước và các hoạt chất, khoáng chất, vitamin… trong hoa trà đều được giữ nguyên.
Anh Duật bắt đầu đưa ra thị trường những sản phẩm từ trà hoa vàng đầu tiên mang thương hiệu trà hoa vàng Cúc Phương. Anh không ngờ loài hoa trà có giá đắt đỏ này lại được nhiều người săn đón, không tiếc tiền để mua nên bán hết vèo vèo.
"Hiện nay mỗi ngày gần chục héc-ta trồng chuyên canh cây trà hoa vàng Cúc Phương của mình thu hái được hơn 10kg hoa trà tươi. Số hoa này sau khi sấy khô còn lại được một nửa, với giá thành hiện tại khoảng chục triệu đồng/kg hoa trà khô mình thu được số tiền không nhỏ" - anh Duật chia sẻ.
Ngoài ra, công viên trà hoa vàng đang tạo việc làm thường xuyên cho 15 người dân địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.