Cá lóc hay còn được gọi với tên khác là cá quả, cá chuối |
Cá lóc hay còn được gọi với tên khác là cá quả, cá chuối, cá sộp, cá tràu, cá trõn và ở mỗi vùng cá lóc sẽ được gọi theo mỗi tên khác nhau.
Cá lóc có nguồn gốc thuộc họ Channidae (Họ cá quả) và ở Việt Nam, họ cá lóc chủ yếu là cá chuối hoa (Channa maculata). Cá lóc sống tự nhiên ở các sông, suối, ao hồ nước ngọt hoặc được nuôi trong ao nước ngọt nhân tạo.
Cá lóc có đặc điểm là đầu to dẹt, trông như đầu rắn. Phần thân tròn, da lưng màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh nhẹ và nhớt.
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa ít sữa cho sản phụ, bồi bổ người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g cá lóc chứa khoảng 100 calo với 18,2 gram đạm, 1,1 gram tro, 90 mg canxi, 77,7 gram nước, 2,7 gram chất béo, 240 mg phốt pho, 2,3 gram vitamin PP, 100 mcg vitamin B2.
Ngoài ra, trong cá lóc còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, omega 3, omega 6, glycine, lysine, araginine, axit arachidonic, axit plamitic, axit docosahexaenoic…
Cá lóc chứa hàm lượng cao các axit amin và axit béo |
Cá lóc còn chứa nhiều canxi, vitamin và các nguyên tố vi khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao, kích thích chuyển đổi, hạn chế tích tụ calo, ngăn ngừa mỡ thừa và giảm đau xương khớp hiệu quả.
Ngoài ra, ăn cá lóc có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt bởi 100g cá lóc chỉ chứa khoảng 97 calo, thấp hơn khá nhiều so với các loại thực phẩm khác. Trong khi mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2.000 calo nên bạn có thể ăn cá lóc thoải mái mà không sợ tăng cân.
Theo y học hiện đại thì cá lóc chứa nhiều albumin giúp giảm sưng, duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, dự trữ dinh dưỡng, hormone, khắc phục thiệt hại do mô, tăng áp suất thẩm thấu máu, chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá lóc ở một giới hạn nhất định.
Một số món ăn bổ dưỡng và trị bệnh từ cá lóc
Theo Lương y Minh Phúc, với những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời, từ xa xưa, cá lóc đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Những bài thuốc chữa bệnh từ cá lóc mà bạn có thể sử dụng như món ăn hàng ngày.
Cá lóc canh chua chữa cảm nắng nóng: Cá lóc 1 con 300g làm sạch cắt khúc, đậu bắp 40g, dứa 20g, cà chua 30g, giá đậu xanh 40g, dọc mùng 40g, rau thơm 20g, thêm me, gia vị mắm muối nước vừa đủ nấu canh chua ăn. Các vị phối hợp thành món ngon từ cá lóc có tác dụng bổ mát thanh nhiệt, sinh tân dịch... món ăn rất tốt cho người bị cảm nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, nóng bứt dứt...
Canh chua cá lóc |
Cháo cá lóc chữa cảm lạnh: Cá lóc một con làm sạch, luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt 100g, xào hành mỡ cho thơm. Gạo ngon 200g nấu nhừ sau đó cho cá nấu sôi khi ăn múc ra tô cho thêm gừng, hành, tiêu, gia vị mắm bột ngọt vừa đủ ăn nóng cho ra mồ hôi... Các vị phối hợp thành món cháo ngon bổ tỳ vị, giải phong hàn... Ăn rất tốt với người bị cảm lạnh, sợ gió, đau đầu ngẹt mũi, ho đàm nhiều.
Cá lóc hấp bầu chữa chứng miệng khô khát do phế nhiệt: Cá lóc 1 con 300g mổ bụng đánh vảy làm sạch. Bầu canh một quả dài khoảng 40cm khoét bỏ ruột. Hành hoa 20g, cà rốt 20g thái lát, nấm mèo 20g ngâm thái nhỏ, gia vị mắm muối vừa đủ tất cả cho vào ruột trái bầu hấp nhừ ăn... Các vị phối hợp có vị thơm tự nhiên, ăn bổ mát phế tỳ sinh tân dịch... tốt cho người nóng nhiệt miệng, khô khát, ho khan, viêm họng, cầu táo khó. Ngoài ra, món ăn này còn chữa chứng trẻ em nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, chậm lớn.
Cá lóc nấu canh cải chữa chứng ho đàm: Cá lóc 1 con làm sạch luộc hoặc nướng lấy thịt 100g, rau cải canh 150g, gừng một củ 30g nướng chín đập dập, tiêu sọ 5g xay nhỏ, gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. Ngoài ra, cá lóc nấu với rau tần ô, rau cải bẹ trắng, cải rổ, rau má đều tốt.
Canh cá lóc rau cần chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g gia vị gừng, hành tiêu mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... Sử dụng rất tốt với người có bệnh huyết áp cao đau đầu chóng mặt ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.
Cá lóc quấn bánh tráng chữa viêm xoang viêm mũi dị ứng đau đầu: Cá lóc 1 con 300g luộc hoặc hấp chín gỡ lấy thịt, rau diếp 50g, kinh giới 50g, húng quế 50g, rau mùi 20g, hành hoa 10g. Các vị rửa sạch, sau đó quấn thịt cá với các loại rau chấm với nước sốt cà chua, ăn với cơm hoặc bún. Tuần ăn vài lần các vị phối hợp thành món ăn bài thuốc bổ khí huyết, thanh hỏa, thông khí, tiêu viêm, sử dụng rất tốt cho người viêm mũi xoang lâu ngày do âm hư hỏa vượng.
Lưu ý khi ăn cá lóc
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gout là một trong những đối tượng không nên ăn cá lóc. Ngoài ra, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cũng nên tránh ăn cá vì nguy cơ nhiễm độc từ loài cá này.
Mặc dù cá lóc chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa một độc tố cá thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Độc tố này không có trong thịt cá mà trong quá trình đánh bắt, chế biến hoặc cá bị ươn, dập nát, độc tố sẽ ngấm vào thịt cá gây nguy hiểm khi dùng.
Độc tố này có chứa Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da và máu. Độc tính này tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá từ tháng 2 - 7 trong năm.
Khi nhiễm phải độc cá lóc sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê; mệt mỏi; chóng mặt, choáng váng, đau thắt ngực, vã mồ hôi, tiết nước bọt, sùi bọt mép, đau bụng, buồn nôn, yếu chi, đồng tử co và run giật.
Độc tố này có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới phá hủy hoàn toàn. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi chế biến cá món ăn từ cá lóc.