Cá lóc có đặc điểm là đầu to dẹt, trông như đầu rắn |
Cá lóc có nguồn gốc thuộc họ Channidae (Họ cá quả) và ở Việt Nam, họ cá lóc chủ yếu là cá chuối hoa (Channa maculata). Cá lóc sống tự nhiên ở các sông, suối, ao hồ nước ngọt hoặc được nuôi trong ao nước ngọt nhân tạo.
Cá lóc có đặc điểm là đầu to dẹt, trông như đầu rắn. Phần thân tròn, da lưng màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh nhẹ và nhớt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 150gr thịt cá lóc sẽ cung cấp khoảng 118 calo và lượng calo sẽ thay đổi tuy vào món ăn bạn chế biến.
Cá lóc là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến.
Trong ẩm thực, cá lóc đồng là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon. Tại miền nam người ta có một vài cách chế biến như:
Cá lóc đồng nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt. Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị.
Cá lóc đồng vừa bắt lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể thực hiện cầu kì trên lửa than hồng, có rưới mỡ hành, cá chín ăn với mắm me và thường được cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại.
Khô cá lóc đồng là món ăn được làm từ cá lóc tẩm gia vị của vùng Miền Tây như: muối, bột ngọt, hạt tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hột giã lấy nước) ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Cá sau khi khô được phân chia bịch 1 kg và được bảo quản ngăn tủ mát. Do đó dù để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của khô cá lóc. Khô cá lóc đem nướng làm ta cảm nhận được mùi vị thơm ngon của nó. Sau khi nướng, đập cho khô mềm, tơi cho dễ xé nhỏ. Khô cá lóc được làm gỏi như: Gỏi xoài, gỏi dưa leo, gỏi lá sầu đâu, gỏi đu đủ... Bên cạnh đó, khô cá lóc còn đem chiên, kho ăn rất ngon và lạ miệng.
Ngoài ra còn có món cá lóc đồng kho lạt với cà, cháo rau đắng kèm cá lóc đồng, cá lóc đồng làm sạch, bắc nồi bước sôi lên thả vào, nêm vừa ăn, rau đắng sắp sẵn vô tô, trút nước canh và cá ra tô ấy. Món này đã trở thành trứ danh: "Rau đắng kèm cá lóc đồng/Rượu đắng nhưng lại ngọt lòng dân quê". Ngày xưa cá lóc ở miền Tây không phải là của hiếm. Chỉ cần mua cái lờ đặt xuống dòng sông hay xách cần câu ra bờ sông là đã có được bữa cơm có món cá lóc đồng tươi ngon.
Cá lóc đồng được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như canh chua cá lóc, cháo rau đắng cá lóc, hay món cá lóc khô tộ đậm đà. Khô cá lóc đồng ở Bạc Liêu không lóc xương như ở Sóc Trăng và một vài nơi khác. Đồng Tháp đúng mùa mận chín, còn phải có nguyên liệu là cá lóc đồng loại lớn sẽ chế biến thành món cá lóc đồng hấp mận. Ngoài ra còn món bánh canh bột gạo cá lóc đồng hay món bánh canh cá lóc thông dụng.
Nuôi cá lóc trong vèo mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân |
Nắm bắt nhu cầu thị trường nên nhiều hộ dân tại xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã thả nuôi cá lóc trong vèo lưới từ giữa năm 2022
Dọc theo tuyến kênh Ba Súa, thuộc ấp An Tập, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có hàng chục vèo nuôi cá lóc của hộ dân nằm cặp bờ kênh và tùy theo số lượng cá nuôi mà diện tích vèo cá có kích thước lớn, nhỏ khác nhau.
Ông Thanh Hà có 12 năm nuôi cá lóc vèo cho biết, Tháng 6/2022, ông Thanh Hà thả nuôi 6.000 con cá lóc thương phẩm trong vèo nuôi. Hiện tại, cá đang giai đoạn phát triển tốt, có trọng lượng ước 300 - 400 gram/con và tính tới thời điểm xuất bán (từ ngày 20 - 25 Tết), cá sẽ đạt trọng lượng ước 700 - 900 gram/con.
Với 6.000 con cá lóc nuôi vèo, ước sản lượng thu về 1,5 tấn, giá cá lóc ở mức 40.000 - 50.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận từ 30 - 40 triệu đồng.
“Để nuôi cá lóc vèo đem lại nguồn thu nhập tốt, tôi tự đi tìm mồi cho cá ăn, bằng cách đi kéo lưới trên đồng hay các sông, kênh rạch. Mùa nước nổi (tháng 8 đến tháng 11 dương lịch), số lượng thủy sản bắt được trên đồng rất nhiều, ngoài cho đàn cá nuôi ăn cá mồi, tôi còn bán các loại cá bắt được để kiếm thêm thu nhập từ 150.000 - 250.000 đồng/buổi kéo cá.
Đặc biệt, trong đợt nuôi cá bán thị trường Tết, lượng cá mồi rất dồi dào cho đàn cá lóc vèo ăn, bởi đúng dịp mùa nước nổi, cá mồi bắt được trên đồng từ 50 - 100kg/buổi sáng. Nhờ bỏ mồi cho ăn đầy đủ, đàn cá lóc nuôi vèo lớn nhanh, thịt cá thơm ngon không khác gì cá đồng nên thị trường rất ưa chuộng” - ông Lương Thanh Hà chia sẻ bí quyết.
Trước đây, gia đình chị Thạch Thị Pha Ly, ở ấp Tiếp Nhựt, xã Viên An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có cuộc sống rất khó khăn vì không ruộng đất sản xuất. Được người thân giới thiệu, chị biết mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới hiệu quả cao, nên chị tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo để nắm vững kỹ thuật nuôi. Thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Viên An ủy thác vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo 7 triệu đồng, chị bắt tay vào làm vèo, mỗi vèo có diện tích 10m2 và thả nuôi 6.000 con cá giống. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn cá lớn nhanh, sau gần 4 tháng nuôi, chị thu hoạch được 2,5 tấn cá, với giá bán 35.000 đồng/kg, thu nhập được trên 80 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, chị còn lợi nhuận gần 60 triệu đồng.