Chuyển đổi “kép” là yêu cầu tất yếu để ngành dệt may tiến xa hơn Xuất khẩu tăng trưởng khá, các doanh nghiệp dệt may đồng loạt báo lãi Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng |
Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025? |
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với khoảng 44 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 11% so với năm 2023. Với kết quả này, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ khi nước này đạt tăng trưởng gần 7%. Trung Quốc có tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 273,4 tỷ USD, chỉ tăng 2%; tiếp đến Bangladesh có mức tăng trưởng xuất khẩu giảm đạt 27,7 tỷ USD.
Ghi nhận, 6 tháng đầu năm 2024, thị trường ngành dệt may Việt Nam gánh chịu dư địa khó khăn của 2023. Trong 6 tháng cuối năm bất ngờ có những chuyển biến và thay đổi rõ rệt.
Những biến động, xung đột về chính trị, thay đổi tại nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới đã đem về cho Việt Nam nhiều dự án, đơn hàng mới. Doanh thu hợp nhất năm 2024 ước đạt 18.100 tỷ đồng, tăng 2,8%. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2023. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,3 triệu đồng/tháng, tăng 8,9%. Tập đoàn và ngành dệt may vẫn giữ được đà tăng trưởng và không có đơn vị nào lỗ.
Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex, nửa cuối năm 2024 thị trường ngành dệt may có sự “đổi chiều” do bất ngờ về bất ổn chính trị ở một số quốc gia đối thủ, khiến khách hàng dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam.
Cùng với đó là sự nỗ lực của toàn tập đoàn, các đơn vị kinh doanh sản xuất ngành may mặc. Đơn cử, Vinatex đã đàm phán và ký hợp tác với Tập đoàn COATS (Anh) với các sản phẩm đặc biệt, kỹ thuật cao như vải và trang phục chống cháy.
Tập trung tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu phát triển các loại sợi lõi Filament, sợi pha mới. Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu xanh hóa trong ngành dệt may.
Hướng tới khu công nghiệp dệt may xanh kiểu mẫu, Vinatex đã đầu tư thêm nhà máy xử lý nước thải số 2 công suất 8.000 m3/ngày đêm bên cạnh Nhà máy xử lý nước thải số 1 công suất 10.000 m3/ngày đêm cho ngành dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối Hưng Yên.
Tập đoàn tái cơ cấu một số nhà máy, hoạt động khảo sát, đánh giá hệ thống sản xuất và máy móc thiết bị công nghệ được thực hiện tại các đơn vị bước đầu có hiệu quả…
Đổi mới cách thức quản lý, đánh giá người đại diện vốn tại các doanh nghiệp, tạo mạng lưới kết nối giữa các đơn vị trong tập đoàn thông qua người đại diện vốn nhằm chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm quản trị…
Thị trường dệt may sẽ có biến động rất nhanh và bất ngờ
Bước sang năm 2025, dự báo vẫn là một nhiệm vụ khó khăn để xác định và nhiều công thức thử nghiệm cần được theo dõi và cập nhật liên tục. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng chỉ ra một số rủi ro có tác động lớn đến sự phát triển của triển vọng tăng trưởng trong năm 2025. Đầu tiên là chi phí lao động tăng đang làm giảm bớt lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi người mua toàn cầu tìm kiếm các trung tâm sản xuất rẻ hơn như Bangladesh và Châu Phi.
Bên cạnh đó, việc gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng địa chính trị và sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, tiếp tục gây ra rủi ro.
Đồng thời, để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và lao động tại các thị trường xuất khẩu chính đòi hỏi phải đầu tư và thích ứng đáng kể.
Chưa chủ động nguồn nguyên phụ liệu là nút thắt của ngành dệt may. |
Nhận định về triển vọng thị trường thời gian tới, ông Cao Hữu Hiếu cho biết, hiện nay nhiều DN thành viên đã có đủ đơn hàng đến hết quý I/2025, cá biệt có những đơn vị có đơn hàng đến tháng 5/2025. Tuy vậy, diễn biến của thị trường dệt may sẽ có biến động rất nhanh và bất ngờ, do vậy toàn tập đoàn cần chủ động chuẩn bị để ứng phó với những tình huống mới, đặc biệt là chính sách thuế của Mỹ khi Tổng thống tái đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức.
Thông tin thêm về thị trường dệt may năm 2025, ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó chánh Văn phòng Vinatex cho biết, dựa trên kịch bản tăng trưởng tổng cầu dệt may thế giới năm 2025 ở mức cơ sở (đạt khoảng 850 tỷ USD), cũng như khả năng phục hồi ngành dệt may của Bangladesh, Vinatex đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025 sẽ tăng trưởng từ 5%-6% so với năm 2024, tương đương đạt 45,5 - 46 tỷ USD.
“Hiện thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ chỉ chiếm gần 20%, trong khi Trung Quốc luôn dẫn đầu với thị phần trên 20%, nhưng trong năm tới với chính sách mới dưới thời Tổng thống Donald Trump, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có thể phải chịu 60% thuế và các loại phí khác, sẽ khiến Trung Quốc mất dần lợi thế, kỳ vọng dệt may Việt Nam có thể giành lại thị phần tốt hơn tại Mỹ nếu làm tốt, nhất là tuân thủ quy định về nguồn gốc xuất xứ, truy xuất chuỗi cung ứng”, ông Cầm phân tích.
Xu hướng xanh hóa ngành dệt may là tất yếu |
Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực |
Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây |