Hướng đi nào cho kinh tế Việt Nam?

TH&SP Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch cùng những xáo trộn bên ngoài như hiện nay, đặc biệt là thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc trong những tháng đầu năm 2020.

Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tăng trưởng cao

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) hiện Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực trong thời gian tới (EFVTA, EVIPA...)

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, dựa trên ước tính sơ bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm còn 4,9% năm 2020, nghĩa là giảm khoảng 1,6 điểm phần trăm so với dự báo 6,5% trước đó của WB.



Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực

Theo Ngân hàng thế giới, trong tháng 1 và tháng 2 đầu năm nay, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI đổ vào Việt Nam lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%.

“Nhìn chung, triển vọng trung hạn thuận lợi nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, nay đã trở thành đại dịch toàn cầu”, WB nhận định đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo đó, du lịch, chế tạo và chế biến là những ngành chịu tác động tiêu cực nhất của đại dịch Covid-19 do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Theo WB, áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại.

Báo cáo này cũng dự báo áp lực lạm phát sẽ tăng cùng với tỷ lệ hộ nghèo trong nửa đầu năm 2020. Vị thế kinh tế đối ngoại sẽ xấu đi trong năm 2020, bội chi ngân sách cũng tạm thời tăng lên.

Tuy vậy, so với dự báo các nước trong Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương của WB, kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tăng trưởng cao. Tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển trong khu vực được dự báo theo kịch bản cơ sở sẽ chỉ còn 2,1% và theo kịch bản tình huống thấp sẽ giảm tới mức âm 0,5% cho năm 2020, so với mức dự báo 5,8% vào năm 2019. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống 2,3% ở kịch bản cơ bản, và 0,1% trong kịch bản tồi tệ vào năm 2020.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, tác động toàn cầu của dịch Covid - 19 sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại từ 77 - 347 tỷ USD tương đương 0,1 - 0,4% GDP.

Về tổn thất trên khắp khu vực ASEAN, ADB đánh giá, Thái Lan sẽ mất 5,6 tỷ USD (tương đương 1,11% GDP), Singapore hơn 1 tỷ USD (0,57% GDP), Lào được dự báo tổn thất 39,27 triệu USD (0,22% GDP). Việt Nam sẽ mất khoảng 0,41% GDP, tương đương mức 1,013 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ vận chuyển sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với 457 triệu USD.

Thực tế cho thấy, quý I, dù GDP Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước nhưng là kết quả tích cực so với những nền kinh tế lớn đang chứng kiến tình trạng tăng trưởng chậm hoặc suy giảm tốc độ.

Theo Viện nghiên cứu cơ bản Nissei, GDP, quý I/2020 của Nhật Bản tăng trưởng âm 1%, tính theo tỷ suất năm. Dịch Covid-19 được cho rằng không chỉ tác động đến du lịch và còn có thể làm khó khăn hơn cho khả năng hồi phục của lĩnh vực tiêu dùng của nước này.

Ngân hàng thương mại Siam (SCB) của Thái Lan đã dự báo nền kinh tế nước này sẽ suy giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm 2020. IMF dự báo GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 - 1 điểm phần trăm trong năm 2020; riêng trong quý I có thể giảm 2 điểm phần trăm.

Với Hàn Quốc kinh tế tăng trưởng 2% trong năm ngoái, mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng chưa tính tới các tác động từ dịch Covid-19. Singapore công bố GDP quý I/2020 đạt âm 2,2% so với quý I/2019.


Knh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tăng trưởng cao

Việt Nam cần tuân thủ các Hiệp định thương mại thế hệ mới

“Tác động ngắn hạn đến nền kinh tế Việt Nam có thể lớn nhưng không kéo dài nếu như dịch bệnh được kiềm chế nhanh chóng, tương tự các đợt dịch bệnh trước đây” - WB khuyến nghị.

Trong những ngày qua, nhiều hãng thông tấn quốc tế đã đăng tải, ghi nhận các biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch Covid - 19. Các đại sứ Anh, Mỹ… đã ca ngợi Chính phủ Việt Nam “rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch và vẫn đang tiếp tục chủ động, hợp tác và minh bạch trong việc chống dịch”.

WB cũng đánh giá, những rủi ro khác trong ngắn hạn là hoạt động kinh tế và dòng chảy thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm do Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất hiện nay trên thế giới.

Về các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, WB đề xuất cho Việt Nam chính là tuân thủ theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới (EFVTA, CPTPP...). Đồng thời, Chính phủ phải có những biện pháp tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ.

Thứ nhất: Hỗ trợ cho DN và người dân như giãn, hoãn nộp thuế, hỗ trợ trả nợ, gói hỗ trợ cho người mất việc làm…

Thứ hai: Tái khởi động hoạt động kinh tế với các gói kích thích khi đã qua giai đoạn khủng hoảng.

Thứ ba: Số hóa, hiện đại hóa nền kinh tế bằng cách phát triển những dịch vụ như học tập trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Qua đó đẩy mạnh Chính phủ điện tử để các thủ tục hành chính có thể tiến hành nhanh gọn, thuận tiện qua internet.

Thứ tư: Chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế bởi dịch bệnh có thể tái diễn.


Lê Quyên (Theo HHTH)

Tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt; giữ ổn định thị trường ngoại hối, giảm lãi suất, kiểm soát lạm phát, khơi thông các động lực cho tăng trưởng; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Sớm ban hành các giải pháp, chính sách về miễn, giảm tất cả các loại phí, lệ phí; giãn thời gian nộp thuế...

Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho DN, người dân. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh kinh tế số… Nhanh chóng hoàn thiện ban hành Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần làm gì để đảm bảo an toàn trong nuôi trồng Thủy sản mùa mưa bão?

Cần làm gì để đảm bảo an toàn trong nuôi trồng Thủy sản mùa mưa bão?

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ nửa cuối tháng 8, hiện tượng La Nina bắt đầu tác động, mưa trong tháng 9 ở Bắc bộ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm 10 - 15%, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới tập trung vào nửa cuối mùa mưa, có nguy cơ gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,… gây thiệt hại về người và tài sản.
Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Từ chiều 9/9, tạm dừng hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do tình hình mưa lũ và nhà liên ngành phía Trung Quốc mất điện.
Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Thị trường truyền thống tăng lượng nhập khẩu nhằm giảm giá gạo nội địa. Trong khi đó nhiều thị trường cao cấp cũng đang phải ứng phó tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt tăng giá trị xuất khẩu.
Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và  Quảng Ninh

Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Theo thông tin Tổng cục Hải quan ngay trong sáng 8/9, đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của bão số 3 tại Cục Hải quan Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc và Cục Điều tra chống buôn lậu Quảng Ninh.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU ghi nhận tín hiệu khả quan

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU ghi nhận tín hiệu khả quan

Theo Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ.
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Sắp có nhà máy sản xuất cà phê hơn 2.000 tỷ đồng ở Bình Định

Sắp có nhà máy sản xuất cà phê hơn 2.000 tỷ đồng ở Bình Định

Dự án nhà máy sản xuất cà phê được xây dựng tại Khu công nghiệp Becamex Bình Định, Khu kinh tế Nhơn Hội (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) với diện tích đất là 71.051 m2.
2 tuyến tàu điện trên cao ở Hà Nội có thể dừng vận hành khi siêu bão Yagi đổ bộ

2 tuyến tàu điện trên cao ở Hà Nội có thể dừng vận hành khi siêu bão Yagi đổ bộ

Trong điều kiện siêu bão số 3 Yagi tiến vào đất liền mà sức gió không giảm, các tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội sẽ dừng vận hành.
CPI tháng 8 ổn định, lạm phát tăng 2,71%

CPI tháng 8 ổn định, lạm phát tăng 2,71%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước và tăng 1,89% so với tháng 12/2023. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Trồng lúa phát thải thấp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân

Trồng lúa phát thải thấp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhiều lần nhấn mạnh, trong giai đoạn thí điểm, mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp không phải để bán tín chỉ carbon. Mục tiêu chính Đề án hướng tới giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân là thành công.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Trừ mặt hàng mực, bạch tuộc có doanh số xuất khẩu giảm 15% trong tháng 8, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác đều có tăng trưởng 2-3 con số.
Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, để xuất khẩu sầu riêng bền vững, không để xảy ra tình trạng vi phạm, từ nông dân trồng sầu riêng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

Theo VASEP, giờ làm việc của người lao động trong các công ty tôm Việt Nam đã được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Xuất khẩu surimi đối mặt với nhiều thách thức

Xuất khẩu surimi đối mặt với nhiều thách thức

Xuất khẩu chả cá và surimi vẫn đang trong giai đoạn khó khăn vì vấn đề thẻ vàng IUU khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác để làm nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu bị chậm trễ.
Nguồn cung nhà ở tại Thủ đô sắp có thêm hơn 5.300 căn hộ

Nguồn cung nhà ở tại Thủ đô sắp có thêm hơn 5.300 căn hộ

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, tới đây Hà Nội sẽ có thêm hơn 5.300 căn hộ tại 9 dự án được nhà chức trách phê duyệt đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Sản lượng tiêu toàn cầu giảm đáng kể do hiện tượng El Nino và diện tích trồng suy giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến giá hồ tiêu tăng mạnh.
Chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu thịt, bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân hưởng lợi?

Chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu thịt, bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân hưởng lợi?

Trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. Theo giới kinh doanh, các sản phẩm thịt và phụ phẩm này chủ yếu được bán cho các bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân, hàng ăn vỉa hè... vì giá rẻ.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2024 sang đa số thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch nhưng thời gian tới vẫn cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu.
Indonesia muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm

Indonesia muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm

Công ty thu mua lương thực của Indonesia – Bulog vừa cho biết, nước này muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm.
Đấu giá 3 trái sầu riêng, một huyện của tỉnh Đắk Lắk thu về hơn 2,55 tỷ đồng

Đấu giá 3 trái sầu riêng, một huyện của tỉnh Đắk Lắk thu về hơn 2,55 tỷ đồng

Chương trình đấu giá “nữ hoàng sầu riêng” lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk mang nhiều kịch tính. Cụ thể, trái sầu riêng đầu tiên đưa ra đấu giá được lấy từ cây cổ thụ hơn 100 năm trồng ở đồn điền CADA, với mức giá khởi điểm 60 triệu đồng. Cuối cùng, một doanh nghiệp đã trúng đấu giá trái sầu riêng nêu trên với mức giá 350 triệu đồng.
Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng

Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp trong 8 tháng năm 2024 đều cao hơn cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 11,8 tỷ USD, tăng 68,4%.
Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Dù được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên và là nước sản xuất dầu, xuất khẩu mạnh dầu thô, song Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ các quốc gia khác.
Xuất khẩu chanh leo có thể thu về trăm triệu USD mỗi năm

Xuất khẩu chanh leo có thể thu về trăm triệu USD mỗi năm

Tới đây, chanh leo sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ sau thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi và dừa. Theo dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chanh leo mỗi năm sẽ đạt từ 50 - 100 triệu USD.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Bộ Công Thương vừa thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá sản phẩm sợi dài làm từ polyester nhập khẩu.
Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động