Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc, có nguồn khoáng sản phong phú, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như amiăng, than, đá vôi, đồng, chì, kẽm, kim loại, phi kim loại... Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần tạo ra việc làm và thu nhập cho các lao động địa phương. Không ít doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại địa phương đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm (GRDP), thu ngân sách và thuế của tỉnh Hòa Bình.
Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh Hòa Bình đã được lãnh đạo tăng cường chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành. Theo đó, việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải bảo đảm kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Kiên quyết đấu tranh, xử lý vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
Mỏ khai thác vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng (CPXD) Đà Bắc (Hòa Bình) |
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 71 Giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường đang còn hiệu lực tại thành phố Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn... Trong đó, riêng huyện Lương Sơn có 44 giấy phép (chiếm 61,97% tổng số giấy phép). Tổng trữ lượng khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng đã cấp theo giấy phép khai thác là hơn 327 triệu m3; tổng công suất thiết kế, khai thác hơn 9,2 triệu m3/năm.
Trên địa bàn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) hiện có 2 mỏ khai thác vật liệu xây dựng được cấp phép hoạt động. Trong đó, Công ty Cổ phần Xây dựng Đà Bắc được cấp phép khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Tày Măng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc (Hòa Bình); với trữ lượng khai thác cho phép là hơn 200 nghìn m3 theo Quyết định số 75/QĐ-UBND năm 2015 của tỉnh Hòa Bình.
Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, đến nay Công ty Cổ phần Xây dựng (CPXD) Đà Bắc đã khai thác được 70% trên tổng số trữ lượng cho phép. Trong thời điểm hiện tại, lãnh đạo Công ty đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép hoạt động khai thác trong thời gian tới đây.
Bên cạnh đó, Công ty CPXD Đà Bắc từ khi thành lập đã giải quyết được việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ công tác từ thiện với địa phương, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các thông tư, Nghị định của pháp luật Nhà nước về khai thác khoáng sản: Khai thác đúng công suất thiết kế đã được thẩm duyệt, đảm bảo an toàn môi trường và an sinh xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan thuế Nhà nước.
Ông Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc (Hòa Bình) |
Theo ông Lường Văn Thi – Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: “Doanh nghiệp của mỏ khai thác khoáng sản đủ điều kiện, mới được cho phép hoạt động. Khi các doanh nghiệp được cấp phép, lãnh đạo tỉnh luôn chủ trương với mục đích đảm bảo phát triển kinh tế trong địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện luôn mong muốn thu hút các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, đặc biệt là vật liệu xây dựng đầu tư vào xây dựng mỏ. Tuy nhiên muốn đột phá phát triển xây dựng cơ sở thì phải xây dựng tốt cơ sở hạ tầng giao thông, giải quyết được vấn đề đường sá đi lại cho doanh nghiệp chở vật liệu”.
Đồng thời, đảm bảo vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản, cam kết trách nhiệm khai thác, chế biến khoáng sản luôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường; giải quyết đc nhiều việc làm hơn nữa cho người lao động tại địa phương, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và công ích xã hội như công tác từ thiện, quan tâm tới đời sống người lao động, bà con ở địa phương mà công ty đang hoạt động, góp phần vào sự phát triển của địa phương và phồn vinh của xã hội.