Hải Dương kết thúc cách ly xã hội từ 0h ngày 3/3 Bắc Ninh: Hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân Hải Dương Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh |
Trong thời gian qua tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng khá nặng bởi dịch COVID-19 “tái bùng phát”. Qua kiểm tra đánh giá công tác chống dịch tại huyện Cẩm Giàng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao sự vào cuộc của chính quyền cũng như doanh nghiệp trên địa bàn. Là huyện có hơn 60.000 công nhân cùng với 5 khu công nghiệp lớn, việc chống dịch tại huyện này có khó khăn hơn các địa bàn khác.
Tỉnh Hải Dương có 14.000 doanh nghiệp trên tổng 350.000 người lao động, khi có lệnh giãn cách phòng chống dịch đã không ít doanh nghiệp tại Hải Dương phối hợp cùng cơ quan chức năng dừng hoạt động. Dù vậy, mục tiêu cấp thiết của tỉnh là vừa thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời khắc phục khó khăn cho DN, vạch ra nhiệm vụ rõ ràng để phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Hải Dương khôi phục kinh tế gắn liền với chống dịch COVID-19 |
Từ ngày 27/2 một số DN trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại, luôn thực hiện mục tiêu kép, vừa “chiến đấu” chống dịch vừa phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh hiện nay. Những nơi ổ dịch lớn có nhiều khu, cụm công nghiệp đã được khống chế.
Ngay tại thời điểm kết thúc đợt giãn cách và sau dịch, UBND tỉnh Hải Dương đã đề nghị các cấp, các ngành xây dựng triển khai phương án, kế hoạch để sản xuất. Công tác phòng, chống dịch trong các DN khi trở lại sản xuất kinh doanh được tỉnh Hải Dương đặc biệt chú ý. Các đơn vị chấp hành đủ quy định của Bộ Y tế gắn liền với thực hiện 5K.
Lưu ý các DN có xuất hiện dịch bệnh trong thời gian qua trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, bên cạnh việc chấp hành kế hoạch như trên cần tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện rà soát, xử lý triệt để các yếu tố nguy cơ lây lan dịch bệnh trong DN hoặc từ người lao động. Trước khi đi vào hoạt động các DN phải lập báo cáo gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh phê duyệt.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh dựa vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng hướng dẫn DN xây dựng định hướng theo UBND tỉnh, khi đi vào hoạt động sản xuất thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bắt đầu từ tháng 3. Phối hợp với Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch để đảm bảo an toàn phòng chống COVID-19.
Các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế và UBND huyện Cẩm Giàng chủ động kết hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quản lý, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Cẩm Giàng hoạt động thuận lợi, đảm bảo an toàn phòng chống dịch; tổ chức tốt công tác phòng chống dịch tại các khu dân cư, thôn xóm, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Công nghiệp Hải Dương suy giảm
Theo Sở Công Thương Hải Dương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh tháng 2 ước tính giảm 39% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm tới 23,3%. Tổng sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm nay ước giảm 5,7% so với cùng kỳ.
![]() |
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Hải Dương tháng 2 ước tính giảm 39% so với tháng trước |
Ngành khai thác khoáng sản giảm 44,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 43,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa giảm 9,9%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải giảm 6,6%.
Trong 2 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm quan trọng của tỉnh đều giảm sản lượng như sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công giảm 8,7%; xi măng portland đen giảm 8,9%; mạch điện tử tích hợp giảm 13,6%; thức ăn cho gia súc giảm 14,2%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 24,1%; máy khâu loại khác trừ máy khâu sách và máy khâu gia đình giảm 40,6%; xe có động cơ chở được 5 người trở lên giảm 41,5%...
Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm có sản lượng tăng như vải dệt kim hoặc móc tăng 4,2%; nước uống tăng 7,8%; điện thương phẩm tăng 13,2%; máy kết hợp từ hai chức năng trở lên in, quét, copy... tăng 15,3%; điện sản xuất tăng 21,5%; bộ phận và các phụ tùng dùng cho thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, video tăng 35,8%.
Như vậy, tính từ 16/2 (từ ngày tỉnh thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ) đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 3.664 tỷ đồng, giảm tận 45,8% so với cùng kỳ trung bình 10 ngày tháng 2 năm ngoái; cụ thể, ngành khai thác khoáng giảm 46,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 51,8%.
Duy nhất ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa vẫn tăng 9,2%. Nguyên nhân do Công ty TNHH Điện lực Jack Hải Dương đã chính thức tham gia vào thị trường điện từ cuối tháng 11 năm ngoái.