Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA

Những năm qua, thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, hoạt động xuất khẩu nói riêng, công tác kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế về kinh tế nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cán cân thương mại duy trì xuất siêu liên tục

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao, cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần trong nhiều năm, góp phần ổn định cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ thực hiện chính sách tỷ giá, ngoại hối; tạo việc làm; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Cụ thể, trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giảm 4,6% so với năm 2022 nhưng đã dần phục hồi rõ nét trong nửa cuối năm. Cả năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 28 tỷ USD.

Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 239 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 124 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu đạt 115 tỷ USD, tăng 15,1%.

Xuất khẩu phục hồi ở cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Trong đó, nhóm doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 12,4% của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Xuất khẩu nhóm nông, thủy sản đạt mức tăng trưởng cao (tăng 25,7% so với cùng kỳ). Trong đó thủy sản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 5,8%; rau quả đạt 1,9 tỷ USD, tăng 38,1%, cà phê đạt 2,5 tỷ USD, tăng 53,4%, gạo tăng 33,6%.

Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp phục hồi tốt: Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 4,9 tỷ USD tăng 25%; hàng dệt may đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,7%; giày dép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 7,2%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 21,5 tỷ USD, tăng 33,9%; điện thoại và linh kiện đạt 18,1 tỷ USD, tăng 5%.

Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường phục hồi tốt, trong đó: xuất khẩu sang ASEAN tăng 10,5%; sang Nhật Bản tăng 3,3%, Hàn Quốc tăng 8,6%, EU tăng 15,1%, Australia tăng 22,6%. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 17 tỷ USD, tăng 12,8%; sang Hoa Kỳ đạt 34,7 tỷ USD tăng 21,2%. Thị trường xuất khẩu được đa dạng hóa, tăng trưởng tại nhiều thị trường mới như châu Phi, Bắc Âu, Tây Á trong năm 2023.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức 8,4 tỷ USD. Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định FTA đều có sự phục hồi tốt.

Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu thời gian qua là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 03 Hiệp định và 01 khung khổ kinh tế (Khung khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF)).

Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tham gia các Hiệp định FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 đạt trên 86 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2022, chưa kể kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác tham gia các FTA đã xóa bỏ thuế quan về 0%.

Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu và khai thác ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa tận dụng tối đa các cơ hội có được, tính chuyên nghiệp và bền vững của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao.

Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA
Xuất khẩu Gỗ và sản phẩm từ gỗ phục hồi tốt

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA như sau:

Một là, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu: Duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, khai thác hiệu quả các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam (CPTPP, EVFTA, UKVFTA,…); tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng (Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi,…);

Đàm phán, ký kết, thực hiện các Hiệp định thương mại, liên kết kinh tế với các đối tác có tiềm năng, các nền kinh tế có tính bổ trợ với nền kinh tế Việt Nam để mở ra cơ hội xuất khẩu mới;

Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh, xuất khẩu các ngành hàng: Triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Trong đó, tập trung vào các ngành hàng chủ yếu sau: Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao. Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn tai các thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, lâm, thủy sản chế biến sâu; Chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Ba là, cung cấp thông tin thị trường, nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu: Tăng cường cập nhật, cung cấp thông tin về cơ hội xuất khẩu và biến động chính sách tại các thị trường xuất khẩu cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để doanh nghiệp kịp thời khai thác.

Triển khai thường xuyên, liên tục các hình thức XTXK nhằm thúc đẩy giao thương, kết nối với các đối tác xuất khẩu như các hoạt động giao thương, hội chợ triển lãm tại các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng; tổ chức mời các đoành doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam giao dịch mua hàng...

Bốn là, tổ chức phổ biến, hướng dẫn về nội dung các cam kết và cách thức tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương bằng nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến, tiện tra cứu, khai thác.

Năm là, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp tại nước ngoài: Chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại tại nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

Sáu là, đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh chuyển đổi số cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Từ ngày 01/01/2024, Việt Nam đã thực hiện việc cấp C/O điện tử cho doanh nghiệp bao gồm các mẫu C/O: AANZ, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VJ, VC, VN-CU và S. Đối với C/O mẫu D (sang các nước ASEAN) và C/O mẫu AK, VK (sang Hàn Quốc), Việt Nam đã thực hiện việc truyền dữ liệu C/O điện tử.

Định hướng triển khai hoạt động thời gian tới

Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA

Một, nắm bắt khó khăn, vướng mắc về sản xuất, xuất khẩu hàng hoá thông qua mối liên hệ chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. Bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo kịp thời, điều hành linh hoạt công tác xuất khẩu gạo và các nông sản khác; định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo của Chính phủ các nước nhằm khai thác tối đa cơ hội thuận lợi trên thị trường thế giới, đồng thời, đảm bảo tuyệt đối an ninh năng lượng quốc gia.

Hai, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm trồng trọt; Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai chỉ đạo của Chính phủ liên quan đối Thuế tối thiểu toàn cầu nhằm duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam, qua đó củng cố năng lực xuất khẩu bền vững.

Ba, nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước; Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn đa quốc gia, với các doanh nghiệp FDI để nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước;

Bốn, tập trung triển khai hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu;

Năm, theo dõi sát biến động chính sách của các đối tác thương mại, đặc biệt các đối tác thương mại lớn để tham mưu, đề xuất với Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời để thúc đẩy xuất khẩu; Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên liên tục cập nhật các thông tin về quy định, chính sách của thị trường sở tại, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu.

Sáu, phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hoá khi tình hình căng thẳng xảy ra tại Biển Đỏ; kịp thời có khuyến cáo các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh diễn biến bất ổn tại Israel.

Bảy, tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.

Tám, điều tiết tốt tốc độ thông quan tại các cửa khẩu biên giới, khuyến cáo doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển sang thương mại chính ngạch.

Chín, triển khai vận hành tốt hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet và cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ; rà soát, đơn giản hóa quy trình cấp C/O; áp dụng khai báo C/O điện tử; Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khi làm thủ tục đề nghị cấp C/O; Kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất xứ.

Xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến thu về 3,6 tỷ USD Xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến thu về 3,6 tỷ USD
Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo? Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?
Hiệp định UKVFTA – Thương mại xanh và công bằng với Việt Nam Hiệp định UKVFTA – Thương mại xanh và công bằng với Việt Nam
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, đạt cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Để giữ vững vị thế vững chắc trong xuất khẩu nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025
Lần đầu tiên Mỹ chi gần 1,2 tỷ USD mua loại hạt siêu dưỡng chất của Việt Nam

Lần đầu tiên Mỹ chi gần 1,2 tỷ USD mua loại hạt siêu dưỡng chất của Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu gần 192.200 tấn hạt điều của Việt Nam, ngoài ra, Mỹ cũng chi tiền gấp 22 lần mua cá tra Việt Nam.
Ngành nông nghiệp nghĩ khác, làm khác trong kỷ nguyên mới

Ngành nông nghiệp nghĩ khác, làm khác trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, sau khi đạt được nông nghiệp sản lượng, đã đến lúc chúng ta phải tìm kiếm và vươn tới những giá trị thặng dư cao hơn.
Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh

Theo biểu giá Bộ Công Thương đề xuất, giá bán lẻ điện mới rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Việt Nam thu về 27,6 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 27,6 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.402 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 27,6 triệu USD.
Ngành tôm khẳng định vị thế vững chắc

Ngành tôm khẳng định vị thế vững chắc

Năm 2024, ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu, là một trong những trụ cột kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển quốc gia.
Ngành điều Việt Nam lập kỷ lục mới, cơ hội để bứt tốc

Ngành điều Việt Nam lập kỷ lục mới, cơ hội để bứt tốc

Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới năm thứ 18 liên tiếp và chiếm trên 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy gặp khó

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy gặp khó

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy sau khi đạt mức cao nhất gần 6 triệu USD vào tháng 6/2024, đã chững lại và liên tục sụt giảm trong 5 tháng cuối năm 2024.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%

Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2025 lên 7% thay vì 6,6% trước đó nhờ kỳ vọng vào sự chuyển biến nhiều nhân tố.
Đưa kim ngạch thương mại Việt - Lào năm 2025 tăng 10 - 15%

Đưa kim ngạch thương mại Việt - Lào năm 2025 tăng 10 - 15%

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào trong năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh yêu cầu, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương khoảng 10-15% năm 2025.
Bộ Công Thương: Đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện còn 2 tháng/lần mới dừng ở mức ý tưởng

Bộ Công Thương: Đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện còn 2 tháng/lần mới dừng ở mức ý tưởng

Chiều 7/1, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công thương, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương đã giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 3 tháng xuống còn 2 tháng.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về ngành xây dựng – Worldbex Manila Philippines

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về ngành xây dựng – Worldbex Manila Philippines

Triển lãm quốc tế ngành xây dựng Worldbex (The Philippine World Building and Construction Exposition) là triển lãm quy mô và quan trọng trong lĩnh vực xây dựng được tổ chức hàng năm tại Manila, Philippines.
GDP năm 2024 tăng 7,09%, vượt mục tiêu đề ra

GDP năm 2024 tăng 7,09%, vượt mục tiêu đề ra

Vượt qua khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và trong nước GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước. Con số này chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Sầu riêng là lực đẩy giúp xuất khẩu rau quả 2025 lập kỷ lục 8 tỷ USD?

Sầu riêng là lực đẩy giúp xuất khẩu rau quả 2025 lập kỷ lục 8 tỷ USD?

Năm 2025 ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD, trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính.
Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Quốc gia Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Quốc gia Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Nhằm tiếp lửa cho Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam chinh phục ngôi vương tại trận chung kết lượt về, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cam kết thưởng 1 tỷ đồng khi đội bóng vô địch và 10.000 USD cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của đội tuyển Việt Nam tại Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024 (ASEAN Cup 2024).
Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD năm 2024

Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD năm 2024

Năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vượt mốc 25 tỷ USD, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt 7,5 - 8%

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt 7,5 - 8%

Với những bứt phá trong năm 2024, các chuyên gia cho rằng, năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.
Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025?

Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nửa đầu năm 2025, ngành được nhận định sẽ tiếp đà phát triển của nửa cuối năm trước, là nền tảng tốt cho mục tiêu tăng trưởng 10% về xuất khẩu.
Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025

Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025

Để xuất khẩu tiếp tục trở thành động lực quan trọng góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội thông qua tại, Cục Xúc tiến thương mại xác định những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Những “tín hiệu vui” về xuất khẩu ngày đầu năm mới

Những “tín hiệu vui” về xuất khẩu ngày đầu năm mới

Trong ngày Tết Dương lịch 1/1/2025, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở đã diễn ra sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2 con số.
Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025).
Xuất khẩu thủy sản năm 2025: Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Xuất khẩu thủy sản năm 2025: Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thách thức về nguồn nguyên liệu, nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng, rào cản thị trường tăng. Kết quả xuất khẩu trên 10 tỷ USD đã thể hiện sự nỗ lực và chung tay của toàn ngành thủy sản.
Top 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

Top 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

Tăng trưởng GDP vượt mọi dự báo;FDI tăng trưởng ấn tượng; Xuất nhập khẩu tăng tốc vượt bậc; Giá vàng biến động chưa từng có trong lịch sử; Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ... là những dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2024.
Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2025

Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2025

Hướng tới năm 2025, nhiều tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động