![]() |
Dàn bầu tiên/bầu hồ lô khổng lồ mối trái nặng từ 7 đến 10kg của mẹ bỉm sửa ở Hà Nội. |
Dàn bầu tiên đẹp như mơ gây sốt về độ khủng
Mới đây một số diễn đàn về trồng cây trên sân thượng phát sốt với dàn bầu siêu khủng của một mẹ bỉm sữa ở Hà Nội. Ấn tượng nhất trong khu vườn của nữ nông dân phố này là giàn bầu với những trái to nặng cả chục kg. Đây là giống bầu hồ lô "khủng" của người dân tộc Mông tại Xín Mần, Hà Giang.
![]() |
Ấn tượng nhất trong khu vườn của nữ nông dân phố này là giàn bầu với những trái to nặng cả chục kg. |
![]() |
Đây là giống bầu hồ lô "khủng" của người dân tộc Mông tại Xín Mần, Hà Giang. |
![]() |
Trái bầu tiên rất lớn và đẹp mắt. |
Chủ dàn bầu tiên chia sẻ rằng, trong một lần đi hội chợ nông sản vùng cao phía Bắc, chị đã được một người bạn tặng loại hạt giống "bầu tiên" hồ lô khủng này. Được biết, đây là giống bầu hồ lô quả rất to, được dân tộc Mông trên đó trồng rất nhiều. Vì đã được xem quả bầu giống nên chị cũng đã nắm được trọng lượng mỗi quả để định vị được vị trí sẽ trồng "bầu tiên".
Khoảng tháng 4, chị bắt đầu ươm hạt, sau một tháng thì trồng xuống đất trong. Lúc cây leo được 1m và thời tiết ấm hơn, chị cho cây leo giàn ngoài trời, để khi cây ra hoa, ong bướm dễ thụ phấn. Với người thích trồng loại cây này, chỉ cần sử dụng khoảng 30m làm giàn cho bầu leo khoảng 30m. Giống bầu này có thể trồng quanh năm ở miền Bắc.
Bí quyết trồng những trái bầu khủng
Trước sự quan tâm của mọi người với dàn bầu khủng, mẹ bỉm sữa đã tiết lộ một số bí quyết và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hạt giống cho những người cùng đam mê.
Theo chủ nhân của giàn bầu hồ lô khủng này thì thời điểm thích hợp nhất là nên trồng vào tháng sau Tết. Vì lúc đó thời tiết bắt đầu ấm dần lên giúp cho bầu phát triển nhanh và không bị các bệnh xương mai, phấn trắng hay sâu bọ.
![]() |
Sau tết là có thể xuống giống để trồng bầu. |
Đối với đất trồng bầu, sử dụng đất trồng là đất thịt, trộn với phân hữu cơ hoai mục. Ngoài trồng bầu ở khoảng sân dưới nhà, mình còn trồng trên sân thượng 18m2 và trồng rau phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình. Vật dụng chủ yếu được sử dụng để trồng là thùng xốp.
Sau khi lựa xong đất trồng thì tiến hành gieo hạt. Với giống bầu hồ lô này, cần ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 2 sôi - 3 lạnh (2 nước sôi và 3 nước lạnh) trong 3 tiếng. Sau đó, đem ủ vào khăn giấy ẩm. Khoảng 7 đến 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm.
Hạt được cho vào bầu ươm. Khi cây được 3-4 lá thật thì cho ra đất trồng. Chị Huyền lưu ý, trước khi trồng, về đất cần rắc vôi bột và phơi ải dài ngày để hết nấm bệnh rồi mới xuống giống.
![]() |
Khi dây bầu lên bắt đầu tạo giá để nâng đỡ cho dây mọc theo ý muốn. |
Thời gian đầu cây còn yếu nên không sử dụng phân bón. Khi cây bắt đầu leo, ta mới bắt đầu bón thúc NPK kèm tưới xen kẽ phân hữu cơ đều đặn hàng tuần.Đặc biệt, bà mẹ Hà Thành này cũng lưu ý với các nông dân phố khác đó là: Đối với bầu, bí hay mướp đều rất thích hợp dùng phân hữu cơ bò, hoặc gà để bón vun gốc đều từ 7-10 ngày/lần.
Khi cây bắt đầu có dấu hiệu ra hoa thì dừng hẳn bón NPK. Lúc này chỉ bón phân hữu cơ kèm tro rơm. Trong giai đoạn cây nuôi quả cần rất nhiều dinh dưỡng. Vi vậy, ngoài bón phân quanh gốc, chị có tận dụng các loại rác hữu cơ như vỏ trứng, vỏ chuối, vỏ dưa (những loại vỏ này đều chứa rất nhìu kali để phủ gốc) giúp cây sai hoa đậu quả.
Về trị bệnh cho cây:Trong khi trồng, bầu rất hay mắc một số bệnh như sương mai phấn trắng đốm lá. Người trồng có thể sử dụng nước thuốc lào pha loãng để phun phòng bệnh và xua đuổi côn trùng.
![]() | ||
|
Trái bầu là món ăn vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ gần gũi với cuộc sống thường ngày mà còn xuất hiện trong thơ ca, văn học “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ngoài ra, bầu có có vị ngọt, tính lạnh, trong Đông Y có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Bên cạnh đó, tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc. Trong trái bầu chứa nhiều nước, giàu vitamin đặc biệt là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C dồi dào.
![]() |
Bầu có thể trồng ở sân vườn hoặc sân thượng và kỹ thuật trồng cũng đơn giản, chi phí thấp. |
Ở nông thôn, nhiều người trồng quả bầu để tạo bóng mát vừa có trái để ăn, có nhà trồng nhiều để bán. Chúng là loại cây leo nên phải làm giàn cho bầu phát triển. Nhìn những giàn bầu vươn dài trên giàn, lá tròn xòe rộng, xanh thắm, rợp bóng mát một góc sân thượng mà ai cũng vui vẻ.
Trồng bầu tiên, bầu hồ lô phù hợp với vùng đô thị không có đất đai rộng. Chỉ cần tận dụng diện tích đất trống quanh nhà hoặc sân thượng là có thể trồng. Vật liệu làm giàn cũng đơn giản có thể tận dụng tre, gỗ bỏ đi, có điều kiện thì làm dàn bằng sắt. Bầu dễ trồng và ít sâu bệnh có thể cho trái quanh năm. Trái bầu vừa đẹp mắt tạo không gian thoải mái lại là nguồn thức ăn rất tốt./.