Đặc sản ốc nhảy ngày càng đắt đỏ vì ngon khó cưỡng Săn ếch đồng mùa nước nổi - Nghề mưu sinh độc đáo ở Long An Món cá khoai của nhà nghèo nay thành đặc sản đắt đỏ nơi thành phố |
Ếch Hương được coi là đặc sản chỉ có tại vùng núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn. |
Ếch tiến vua hay "ếch đại gia"
Ếch Hương được coi là đặc sản chỉ có tại vùng núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn. Số lượng có hạn lại khó bắt nên có giá cao gấp 10 lần các loại ếch thông thường.
Ếch hương là một trong những loài động vật lưỡng cư. Loại ếch này còn có nhiều tên gọi khác như ếch vương, ếch công nương, ếch tiến vua hay "ếch đại gia". Còn người Dao đỏ địa phương vẫn thường gọi là "Tồng Keng", theo tiếng dân tộc có nghĩa là ếch lớn. Sở dĩ loại ếch này được gọi như vậy vì chúng sống hoàn toàn trong tự nhiên trên núi Mẫu Sơn chính vì thế nên thịt rất thơm, dai, không tanh như ếch đồng.
Loại ếch này còn có nhiều tên gọi khác như ếch vương, ếch công nương, ếch tiến vua hay "ếch đại gia". |
Đây được xem là đặc sản Lạng Sơn và có giá trị kinh tế cao. Người Dao đỏ cho biết loài ếch hương rừng đã tồn tại, phát triển và sinh sôi ở vùng đất Mẫu Sơn từ hơn nghìn năm nay.
Tuy nhiên, nguồn ếch hương trong tự nhiên hiện tại rất hiếm, lại là đặc sản có giá trị cao. Tại các tỉnh miền Bắc, chỉ duy nhất tại Lạng Sơn người ta mới tìm thấy giống ếch này. Mùa sinh sản của ếch Hương vào khoảng tháng 5, tháng 6, tới tháng 9 đến tháng 10 là thời điểm trưởng thành đạt trọng lượng và chất lượng tốt nhất. Chính vì thế, rất nhiều người tiêu dùng tìm mua loại ếch này.
Đặc sản quý hiếm được săn lùng
Do số lượng ếch Hương hiện tại rất ít do chưa thể nuôi và nhân giống được nên giá thành của loại đặc sản này trở nên đắt đỏ hơn các loại ếch thông thường tới 10 lần.
Theo các xe từ miền xuôi lên núi, ếch đồng được bán với giá 70.000 đồng mỗi kg, muốn bao nhiêu cũng có. Nhưng đặt tìm mua vài con ếch hương rừng, khách có thể phải chờ cả tháng mà không có, may mắn mới được 1-2 con. Đó là thực tế ở khu du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn.
Ếch hương có giá cao gấp 7-12 lần so với ếch đồng miền xuôi. Đặc điểm để nhận biết ếch hương khi đi săn là nó có màu nâu đen hoặc đen bóng, trọng lượng khoảng 200-300 gam mỗi con. Con đực có gai ở cổ dưới. Nhiều người cho rằng, đấy là vương miện bị đeo lệch từ trên đầu xuống dưới của loài ếch này. Chỉ cần chạm nhẹ vào lớp gai, ếch sẽ tự khoanh hai chi trước lại. Cặp đùi của ếch hương lớn hơn hẳn ếch đồng và to như đùi gà ri.
Thú vị nhất là lai rai ngày mưa với món ăn chế biến từ ếch hương. |
"Mùa sinh sản của ếch hương vào khoảng tháng 5-6 hàng năm. Dụng cụ bắt ếch chỉ cần duy nhất chiếc thuổng nhỏ. Ban ngày, chúng nấp trong mấy khe đá hoặc hốc đất, hễ chỗ nào nghi có ếch thì đào. Còn nếu săn ếch vào ban đêm, cần trang bị thêm đèn pin hoặc bó đuốc để soi", một người Dao đỏ địa phương cho biết.
Hiệu quả nhất vẫn là săn ếch về đêm. Lúc đó, ếch ra khỏi hang đá đi kiếm ăn, ngồi trên những mỏm đá, mô đất bằng phẳng kêu ộp oạp, khi soi đèn thì thấy mắt ếch đỏ. Ếch hương hiền, chúng thấy người không nhảy nên chỉ cần túm lấy nó và bỏ bao là xong.
Thú vị nhất là lai rai ngày mưa với món ăn chế biến từ ếch hương. Thịt ếch hương cũng giống như tên gọi của nó, thơm và không hề tanh như ếch đồng. Người Dao đỏ vùng Mẫu Sơn thường kết hợp nhiều gia vị để chế biến như ếch chiên giòn, nấu măng chua, lẩu, xào sả ớt, hầm thuốc bắc. Trong đó, ếch hương nấu măng chua là món ăn đặc sắc hơn cả.
Tất cả sản vật ở Mẫu Sơn đều có thể nuôi trồng, nhân giống và phát triển được để phục vụ khách du lịch, trừ ếch hương. Nhiều dự án, nguồn kinh phí, công sức và trí tuệ đã tập trung để nhân giống, phát triển loài ếch này hàng chục năm qua nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Ếch Mẫu Sơn là đặc sản quý hiếm cần bảo tồn và nhân rộng để giúp người dân địa phương phát triển kinh tế. Hiện nay, địa phương đang thực hiện việc khoanh vùng bảo vệ và hạn chế săn bắt vào mùa sinh sản của chúng trên vùng núi Mẫu Sơn./.