Có những người sẵn sàng dấn thân đánh đổi cả sự nghiệp với loài chim đột biến độc lạ này. |
Từ bỏ nghiệp bác sỹ để nuôi chim đột biến
Đó là câu chuyện của Trần Thanh Tùng từng học Cao đẳng Y Hà Nội, nhưng sau khi tốt nghiệp đã quyết định trở về quê nhà xã Thăng Long (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) để gắn bó với chim chào mào đột biến.
Bây giờ ở xã Thăng Long Tùng đã nổi tiếng với cơ sở nuôi chào mào đột biến được gọi là Thanh Tùng Farm. Trên diện tích 100m2, anh xây dựng 45 lồng lớn nuôi chim sinh sản.
Thanh Tùng cho biết, hiện tại, trong trại chim, chào mào bạch tạng có chân chì, mỏ chì là giống chim giá thành cao nhất, khoảng 350 - 400 triệu đồng/cặp trưởng thành.
Đến nay Thanh Tùng Farm đã bán được khoảng 200 cặp chim đột biến sinh sản. |
Đến nay Thanh Tùng Farm đã bán được khoảng 200 cặp chim sinh sản, thu về hơn 4 tỷ đồng. Với số lượng chim bố mẹ đang có, mỗi năm tôi có thể xuất bán trên 500 con chim 10 ngày tuổi cho khách ở khắp các tỉnh, thành phố.
Kể về nhân duyên đến với nghề nuôi chim chào mào đột biến và quyết định gác bằng bỏ nghề y, Thanh Tùng cho biết, đã đam mê với chim cảnh từ khi còn là học sinh. Năm 2018, khi mới là sinh viên năm thứ hai, ý tưởng về Thanh Tùng Farm chuyên nuôi chim ngày càng lớn dần sau những chuyến săn chim ở khắp vùng núi Tây Bắc.Và thế là sau khi tốt nghiệp, Tùng đã lựa chọn con đường cho mình, du gia đình phản đối dữ dội.
Từ năm 2020, Thanh Tùng bắt đầu thực hiện nuôi chim chào mào đột biến và cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thanh Tùng cho biết, quá trình nuôi chim sinh sản không hề đơn giản, đòi hỏi người nuôi phải có sự tỉ mỉ trong từng quy trình và chăm sóc như trẻ nhỏ. Mỗi giai đoạn chim sẽ cần những loại mồi tươi khác nhau để có đủ dinh dưỡng cho sinh sản và nuôi con.
Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại trong việc nuôi chim sinh sản nằm ở con giống và thức ăn.
Vừa mua bán chim bố mẹ, anh Tùng vừa tập trung nuôi chim đột biến sinh sản. |
Thời gian đầu bắt tay vào làm do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi chim sinh sản cùng với áp lực từ gia đình nên anh liên tục thất bại. Nhiều con vừa chào đời đã chết, số tiền thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
Dù có lúc nản chí, nhưng rồi vì niềm đam mê, anh vừa làm vừa học hỏi từ mô hình của những người cùng sở thích. Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội cũng được anh áp dụng để xây dựng thương hiệu của mình và tìm kiếm khách hàng.
Hiện nay trại nuôi chao mào đột biết của Thanh Tùng đã đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng. Tùng cũng rất tự tin với ý tưởng sẽ lai tạo ra những giống chim mới, xây dựng thương hiệu cho riêng mình; mở rộng mô hình nhân giống, nuôi chim sinh sản để bảo tồn các loài chim quý trong tự nhiên.
Bỏ tiền tỷ bảo tồn chim đột biến giá nào cũng không bán
Đó là câu chuyện của ông Võ Văn Nhân (ngụ quận 10, TP.HCM) - một Bác sĩ nha khoa đã tự mày mò nhân giống, nuôi dưỡng loại chim đột biến này. Đến nay, ông đang sở hữu nhiều cá thể chào mào đột biến quý hiếm, cho dù giá cao cũng không bán.
Ông Nhân tâm sự, những lúc đi làm về, bao nhiêu mệt mỏi, căng thẳng đều tan biến khi ông nhìn thấy những chú chim nhỏ chờ cho ăn và được nghe chúng hót...
Bác sỹ Nhân đã bỏ hàng tỷ đồng để bảo tồn giống chim đột biến vì trót đam mê. |
Ông Nhân chia sẻ, trước đây, khi phong trào nuôi chim sinh sản, chim đột biến chưa phát triển, một số nghệ nhân chơi chim chưa có kiến thức về nhân giống và bảo tồn loại chim quý hiếm này. Vì thế, nhiều người đã săn lùng và xuất loài chim quý ra nước ngoài.
Nhận thấy điều đó, ông Nhân cùng những người bạn có cùng đam mê đã ra sức giữ lại những dòng chim quý hiếm của Việt Nam để bảo tồn, giúp nó sinh sản, duy trì nòi giống độc lạ.
Sở hữu cho mình gần 100 cá thể chim chào mào đột biến quý hiếm thuộc nhiều loại khác nhau, trong đó có những dòng chỉ còn lại vài cá thể. Điển hình như 2 cặp chim chào mào bạch tạng Indo, cả nước có 8 cá thể, trong đó có 1 cá thể mái, bác sĩ Nhân may mắn sở hữu 2 cá thể để nhân giống. Ngoài ra, ông còn sở những những cá thể bạch tạng quý hiếm như bạch tạng mắt đỏ, bạch tạng chân đen mỏ đen, bạch tạng chân hồng mỏ hồng... cực quý hiếm và còn sót lại rất ít ở Việt Nam.
Sở hữu những chú chim đột biến trị giá nhưng dù giá nào ông Bác sý nuôi chim này cũng không bán. |
Đã có nhiều người ngỏ ý mua lại những chú chim chào mào quý hiếm mà ông đang có, ông từ chối bán cho dù đã có người trả giá hàng tỷ đồng. Với ông Nhân, việc sở hữu đã khó và mục đích của ông không phải để kinh doanh nên dù thế nào cũng không bán.
Hiện tại, ông Nhân có hàng trăm giải thưởng trong lĩnh vực chơi chim chào mào ở, hầu hết đều có mặt ở các thứ hạng trong Hiệp hội chim chào mào miền Nam.
Mỗi người có một sở thích, đam mê khác nhau. Niềm đam mê với loài chim đột biến không phải dành cho tất cả. Chí có những người có khát khao đủ lớn, đam mê hết mình mới đi đến tận cùng thành công với những con chim chào mào đột biến quý hiếm. Có niềm vui, có tiền bạc và hơn thế, họ đang góp phần nhỏ bé trong việc bảo vệ những loài chim quý hiếm trong tự nhiên./.