Sâm Ngọc Linh |
Sâm Ngọc Linh là gì?
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học Panax vietnamensis, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc. Đây là một loại cây sống ở vùng Đông Bắc châu Á, thường mọc ở những cánh rừng rậm nhất là dưới các tán cây to. Ở Việt Nam, đỉnh núi Ngọc Linh là nơi sở hữu lượng lớn sâm dây mọc tự nhiên.
Sâm Ngọc Linh có dạng thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, có đường kính thân khoảng 4 – 8 mm. Thân rễ mang nhiều rễ nhánh và củ, có đường kính 1 – 2 cm thường mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất. Trên đỉnh của thân mang lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12 mm và mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn với độ dài 12 – 15 cm và rộng 3 – 4 cm.
Lá chét phiến thường có hình bầu dục, chóp nhọn và có mép răng cưa, có lông ở hai mặt. Hoa mọc dưới các lá thẳng với thân với cuống tán hoa dài 10 – 20 cm. Mỗi tán hoa có khoảng 60 – 100 hoa, có màu vàng nhạt. Quả mọc ở tán lá, mỗi quả chứa 2 hạt.
Thành phần dưỡng chất và hóa học của Sâm chứa 14 acid béo, 16 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được, 18 nguyên tố đa vi lượng, saponin triterpenoid, và rất nhiều loại saponin khác.
Sâm tươi sẽ có củ nhìn ốm, dài, hơi mềm và mọc riêng lẻ. Sau khi phơi khô, sâm có màu nâu. Theo Đông y, Sâm dây Ngọc Linh có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm , không độc có tác dụng kiện tỳ, ích khí, bổ huyết … Vì vậy, loại sâm này thường được sử dụng để làm thuốc bổ, trị ho tăng cường chức năng tiêu hóa… Ngoài phần rễ dùng để làm thuốc, phần củ, ngọn và lá của sâm Ngọc Linh còn dùng để chế biến các món ăn.
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.[5] Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao,[6] thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Củ sâm Ngọc Linh |
Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Phân biệt sâm Ngọc Linh thế nào?
Sâm Ngọc Linh thật và giả |
Ông Võ Trung Mạnh, chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, nơi có vùng trồng sâm Ngọc Linh, cho hay thị trường sâm đang đối diện với không ít áp lực từ nạn sâm giả. Đặc biệt là tình trạng trà trộn các giống sâm ngoại lai từ nơi khác vào gắn mác thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Để phân biệt sâm Ngọc Linh, ông Mạnh cho biết, loại sâm này có bề mặt vỏ xù xì, thô ráp do sinh trưởng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, trong khi vỏ của các loại sâm khác có độ bóng mượt hơn, không có điểm thắt.
Cấu tạo rễ của sâm Ngọc Linh là rễ chùm phân bổ dọc theo thân, rễ chính và rễ phụ bám và phát triển từ các đốt. Trong khi các loại sâm khác có thân trơn và rất ít sợi rễ.
Trọng lượng của sâm Ngọc Linh lớn nhất chỉ khoảng 300 - 500 gram, cầm chắc tay, nhìn củ bé nhưng trọng lượng nặng, trái ngược với các loại sâm khác cầm xốp tay, nhìn củ to nhưng trọng lượng nhẹ, có củ lên tới 3kg.
Ngoài ra mùi vị sâm Ngọc Linh là đắng gắt, sau đó ngọt thanh và thơm, giòn không có xơ, trong khi các loại khác khi thưởng thức sẽ có vị dai, đắng gắt và ngái, không thanh ngọt và ăn thấy rát cổ.
Người dân thiệt hại rất lớn khi bị trộm sâm Ngọc Linh, công an quyết tìm ra thủ phạm |
Tại sao hạt sâm Ngọc Linh có giá tới 240 triệu đồng/kg |
Kon Tum: Xuất hiện củ sâm Ngọc Linh hơn 200 triệu đồng |