Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, để đạt được mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang thảo luận tại tổ.
Các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang thảo luận tại tổ.

Chiều 14/2, tiếp tục Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang đã thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu bày tỏ nhất trí với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; nhấn mạnh, chúng ta có khát vọng về đổi mới, phát triển và vươn mình thì việc điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như Chính phủ đề xuất để từ đó có các giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu là hoàn toàn phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì năm 2025 chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên thì giai đoạn 2026 - 2030 mới có thể đạt tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

“Đây là chủ trương lớn của Đảng, đòi hỏi Quốc hội phải bàn các giải pháp để từ đó Chính phủ có cơ sở điều hành, các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm lớn thì mới đạt được tăng trưởng 8% trở lên”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Muốn đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân. Bởi lẽ trong tổng mức đầu tư toàn xã hội thì đầu tư tư nhân chiếm 55%.

"Đây là yếu tố quyết định cho mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên chứ không phải là đầu tư công", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phân tích thêm, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, vừa qua, hầu hết các địa phương dựa vào nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương để đầu tư nên chưa có sự tăng trưởng mạnh. Khi đầu tư tư nhân phát triển thì sẽ đẩy nền kinh tế phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.

Để phát triển đầu tư tư nhân, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, quan trọng nhất là phải cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm và thấy rằng Chính phủ thực sự mở cửa, thực sự mong chờ nhà đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội Khóa XV đã tập trung tháo gỡ cơ bản các khó khăn, vướng mắc về thể chế do Chính phủ đề xuất, đặc biệt là tại Kỳ họp thứ 7, Kỳ họp thứ 8 và Kỳ họp bất thường lần thứ 9 này. Dẫn các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lẽ ra là có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nhưng Quốc hội đã quyết định điều chỉnh có hiệu lực sớm hơn, từ 1/8/2024, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây cũng chính là tiền đề để Chính phủ điều hành tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2024 để cả năm tăng trưởng GDP đạt 7,09%, hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, lần đầu tiên thu ngân sách nhà nước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng...

Đến nay, Quốc hội đã tháo gỡ hầu hết các khó khăn như sửa đổi Luật Đầu tư công, ban hành 1 luật sửa 4 luật về đầu tư, 1 luật sửa 9 luật về tài chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Chính phủ, các địa phương. Kỳ họp này cũng tập trung tháo gỡ một số cơ chế, chính sách.

"Như vậy, nếu Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư để triển khai sớm các quyết sách của Quốc hội thì đây cũng là một tiền đề để huy động tối đa nguồn lực phát triển đất nước, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Để triển khai thực hiện Đề án, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, phải tập trung ở cả Trung ương và địa phương. Tại Kỳ họp này, Quốc hội xem xét, ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), trong đó phân cấp mạnh cho Chính phủ, địa phương trong ban hành các chính sách, Quốc hội chỉ ban hành luật khung, Chính phủ ban hành nghị định, Bộ ban hành thông tư.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chúng ta phải mạnh dạn trong cải cách thủ tục hành chính, trong đó, thủ tục đầu tư phải thông thoáng, cởi mở. Cùng với đó, muốn phát triển kinh tế sâu rộng, bền vững, theo Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà phải nhìn mục tiêu dài hạn hơn.

"Bây giờ là phải quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu đủ để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để người dân đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khi điều kiện, cơ chế thông thoáng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp và người dân đầu tư. Nếu đặt mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không khuyến khích được đầu tư. Phải là dài hạn", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng... đều là những quyết sách rất là lớn, có tính dài hạn.

Lưu ý 2025 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội, Chính phủ phải cải cách thể chế pháp luật, còn cải cách về thủ tục như thế nào thì Chính phủ sẽ hướng dẫn. Đơn cử như Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thì Quốc hội cũng quy định khung thôi còn hướng dẫn thủ tục như thế nào, bao nhiêu ngày, bao nhiêu thủ tục thì do Chính phủ ban hành. Nghị quyết cũng không nêu số tiền là bao nhiêu, mà giao Chính phủ cân đối hằng năm. "Như vậy mới là cơ chế, là nghị quyết của Quốc hội cho thông thoáng", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng... đều là những quyết sách rất là lớn, có tính dài hạn.

Trong 6 nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chính phủ đã rất quan tâm đến việc ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí như: quy hoạch treo, các dự án vướng thủ tục đất công, không sử dụng tài sản tranh chấp, các vụ án kéo dài... Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là chủ trương rất đúng, nhưng để trở thành hiện thực thì còn rất nhiều việc phải làm.

Hiện nay trong nhiều dự án đang triển khai có những dự án bị vướng quy hoạch, có những dự án bị vướng thủ tục và thậm chí vướng về tên thôi, như Luật Đấu thầu quy định phải là liên doanh, nhưng sau khi thắng thầu, trên cơ sở liên doanh họ lập ra công ty thì lại không được chấp nhận.

"Bản chất ở đây không phải là vướng mắc về pháp lý mà là về thủ tục cần phải được tháo gỡ. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng rất trông chờ các biện pháp hành động cụ thể của bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung rất trông chờ biện pháp hành động cụ thể của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi.

Nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết, Chính phủ ban hành nghị định, thông tư, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề còn lại là quyết tâm triển khai, khó đến đâu, tháo đến đó, tắc đến đâu thì thông đến đó. Đặc biệt cần xem lại khâu triển khai của các địa phương khi trên thực tế vẫn có những địa phương thực hiện tốt, những có những địa phương lại triển khai chậm.

Vì thế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, phải được triển khai đồng bộ từ Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương đến toàn dân nhằm phát huy sức mạnh tổng thể.

Phân tích ở một khía cạnh khác, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, chúng ta phát động chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thì tham nhũng bây giờ không có vùng cấm, tiêu cực cũng không có vùng cấm. Về lãng phí, nhiều dự án được nêu lên, nhưng xử lý rất chậm. Nêu dẫn chứng cách đây 4 ngày, Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư xung quanh nguồn vốn trung hạn, tại thành phố Cần Thơ có Bệnh viện ung bướu triển khai xây dựng 7 năm nay nhưng tới nay không hoàn thiện, không đưa thiết bị vào. Trong khi người dân miền Tây ùn ùn lên Bệnh viện ung bướu TP.HCM để khám bệnh vì quá tài. "Tôi rất xót ruột", Chủ tịch Quốc hội nói.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị từng địa phương, bộ ngành phải trực tiếp giải quyết, tháo gỡ mới đẩy nhanh tiến độ.

Đề xuất 05 nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân Đề xuất 05 nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân
Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

EU cảnh báo đối với 12 sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam

EU cảnh báo đối với 12 sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, Liên minh châu Âu (EU) gửi tới 12 cảnh báo do các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định an toàn thực phẩm của thị trường này.
Đại sứ Hoa Kỳ: Việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ: Việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper khẳng định, chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ được thiết lập nhằm mục tiêu thúc đẩy hơn nữa thương mại công bằng, bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, người lao động, và doanh nghiệp Hoa Kỳ… Việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam.
Chuẩn hóa quy trình sản xuất để trái cây Việt vươn xa

Chuẩn hóa quy trình sản xuất để trái cây Việt vươn xa

Các địa phương, vùng xuất khẩu nông sản phải chuẩn hóa quy trình sản xuất, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, mẫu mã cũng như giám sát chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đóng gói trái cây để đưa đưa sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam vươn xa.
Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu

Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu

Việt Nam sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa.
Vì sao giá gạo Việt Nam xuất khẩu rơi xuống mức thấp nhất thế giới?

Vì sao giá gạo Việt Nam xuất khẩu rơi xuống mức thấp nhất thế giới?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 11/2, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang chỉ còn 397 USD - mức thấp nhất thế giới. Trong khi đó, các nước khác vẫn duy trì mức trên 400 USD; cụ thể như Pakistan 401 USD/tấn, Ấn Độ 413 USD/tấn và Thái Lan là 426 USD/tấn.
Xuất khẩu Việt Nam trước rủi ro từ thuế quan

Xuất khẩu Việt Nam trước rủi ro từ thuế quan

Hàng loạt chính sách thuế quan mới đã được ký khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng. Việc áp thuế nói trên sẽ có nhiều tác động đến các nền kinh tế khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Ngành nông nghiệp cần làm gì để tránh rơi vào bẫy chạy theo sản lượng?

Ngành nông nghiệp cần làm gì để tránh rơi vào bẫy chạy theo sản lượng?

Với mục tiêu Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, chúng ta đã cố gắng về sản lượng nhưng không thể bỏ quên chất lượng. Hai vấn đề này phải luôn song song với nhau.
Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 4/3. Các chuyên gia cho rằng biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất nhôm thép sẽ giảm xuống, cùng đó, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu hơn 27.660 tỷ đồng trong tháng đầu năm

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu hơn 27.660 tỷ đồng trong tháng đầu năm

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1/1/2025 đến 31/1/2025 đạt 27.662 tỷ đồng, bằng 6,73% dự toán được giao, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thống Donald Trump sắp áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ

Tổng thống Donald Trump sắp áp thuế 25% với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ

Tổng thống Donald Trump vừa công bố áp mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, ngoài mức thuế hiện tại đối với các kim loại này.
Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 18 triệu/tháng

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 18 triệu/tháng

Nhiều tỉnh thành và các bộ ngành cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, trong đó mức cao nhất được kiến nghị lên tới 18 triệu đồng một tháng.
Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt

Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt

Từ vị trí đứng đầu về giá, thời gian gần đây giá gạo Việt Nam liên tục lao dốc, xuyên thủng mốc 400 USD/tấn. Ở mức này, mặt hàng được ví như “hạt ngọc Việt” đang có giá rẻ nhất châu Á.
Tổng thống Donald Trump sẽ công bố áp thuế với nhiều nước đầu tuần tới

Tổng thống Donald Trump sẽ công bố áp thuế với nhiều nước đầu tuần tới

Tổng thống Donald Trump sẽ công bố áp thuế với nhiều nước đầu tuần tới. “Thương mại có đi có lại - để chúng ta được đối xử bình đẳng với các quốc gia khác. Chúng tôi không muốn nhiều hơn, ít hơn”, ông nói thêm.
Việt Nam có tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất

Việt Nam có tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất

Sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu gừng, nghệ không chỉ cho thấy tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất, mà còn khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu.
Xuất khẩu thuỷ sản tăng khả quan trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản tăng khả quan trong tháng đầu năm 2025

Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024, đây là một kết quả khả quan.
Xuất khẩu tôm vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Xuất khẩu tôm vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Mặc dù ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng đầu năm 2025 song xuất khẩu tôm vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thiếu nguyên liệu, đến chính sách thuế quan.
Sự bất ổn về thuế quan bao trùm thị trường cá rô phi, cá tra

Sự bất ổn về thuế quan bao trùm thị trường cá rô phi, cá tra

Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan.
Xuất khẩu cà phê mang về gần 800 triệu USD trong tháng 1/2025

Xuất khẩu cà phê mang về gần 800 triệu USD trong tháng 1/2025

Trong tháng 1 năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch đạt 799,48 triệu USD. Nguyên nhân được cho là bởi giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1 ước đạt 5.450 USD/tấn, tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam xuất siêu hơn 3 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu hơn 3 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm

Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỷ USD, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê.
Hạn chế tối đa các lô hàng không đạt chuẩn để duy trì xuất khẩu sầu riêng

Hạn chế tối đa các lô hàng không đạt chuẩn để duy trì xuất khẩu sầu riêng

Thông tin về việc Trung Quốc yêu cầu các lô hàng sầu riêng xuất khẩu phải có giấy kiểm định chất vàng O, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết bộ sẽ rà soát, củng cố để làm sao hạn chế một cách tối đa nhất các lô hàng sầu riêng không đạt chuẩn, để tỉ suất hàng hóa, sản lượng và giá trị lớn hơn.
Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2025

Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2025

Dù số ngày làm việc trong tháng 1 ít hơn cùng kỳ năm ngoái do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025 tiếp tục phục hồi tích cực với nhiều kết quả quan trọng.
Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc sau quy định mới

Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc sau quy định mới

Từ ngày 1-3/2/2025, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, các lực lượng đã làm thủ tục thông quan cho hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc sau quy định mới phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O.
Mỹ áp thuế mới lên hàng nhập khẩu: Thương mại toàn cầu sẽ ra sao?

Mỹ áp thuế mới lên hàng nhập khẩu: Thương mại toàn cầu sẽ ra sao?

Chính quyền Tổng thống Trump hoãn mức thuế đối với Mexico và Canada nhưng vẫn tiến hành với Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu.
Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 451 tỷ USD trong năm 2025, Bộ Công thương đã đưa ra nhiều giải pháp.
Khơi thông dòng chảy đưa hàng Việt về nông thôn

Khơi thông dòng chảy đưa hàng Việt về nông thôn

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, Chương trình “Ðưa hàng Việt về nông thôn” ở Hà Nội và các địa phương trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt đến với đông đảo người dân, những phiên chợ hàng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Liệu Mỹ có “soán ngôi” Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam?

Liệu Mỹ có “soán ngôi” Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam?

Việc Mỹ thực thi phán quyết của WTO mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam ổn định hơn sang thị trường Mỹ.
Vì sao 165.000 shop bán hàng rời sàn thương mại điện tử trong năm 2024?

Vì sao 165.000 shop bán hàng rời sàn thương mại điện tử trong năm 2024?

Nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả được cho là nguyên nhân chính khiến 165.000 shop "chia tay" sàn khi thương mại điện tử, theo Metric.
Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"

Xuất khẩu năm 2025 kỳ vọng một năm "thuận buồm xuôi gió"

Ngày 3/2, tức mùng 6 Tết là ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Theo khảo sát, hầu hết doanh nghiệp sẽ bắt tay vào sản xuất ngay với kỳ vọng một năm “thuận buồm xuôi gió”.
Tiêu thụ điện trên cả nước dịp Tết giảm mạnh

Tiêu thụ điện trên cả nước dịp Tết giảm mạnh

Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giảm 33,4% so với ngày thường của tuần trước Tết.
Ngành hàng xuất khẩu nào sẽ nắm vai trò chủ lực năm 2025?

Ngành hàng xuất khẩu nào sẽ nắm vai trò chủ lực năm 2025?

Năm 2025, để đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao là 8%, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 12% so với năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhiều dự báo cho thấy vẫn sẽ có những cơ hội và thách thức đan xen.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động