Chị em “phát sốt” với cành quả “đẹp - độc - lạ” cắm bình Loại lá cắm bình đẹp "như tranh", chị em chi tiền triệu cũng không có mà mua Cách nấu xôi lá cẩm dẻo thơm, chuẩn vị vùng cao |
![]() |
Cây lá cẩm được sử dụng chế biến món ăn |
Lá cẩm được sử dụng khá phổ biến trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là các món bánh. Loại cây này loại cây này xưa thường nhổ cho nhau thì hiện nay lại được rao bán với giá gần triệu đồng/kg nhưng khách vẫn đặt mua tới tấp.
Lá cẩm còn có tên gọi khác là lá nếp cẩm, tên tiếng Anh là Magenta Plant, tên khoa học là Peristrophe bivalvis. Đây là một loài cây thân thảo và được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.
Cây lá cẩm có ba loại, gồm lá cẩm tím, lá cẩm đỏ và lá cẩm vàng.
Cây lá cẩm thường mọc nhiều ở gần bờ suối hoặc những nơi có độ ẩm cao. Cây có chiều cao trung bình khoảng 50 - 100cm, lá dài khoảng 2 - 7cm, thuôn nhọn về phía đuôi. Thân cây lá cẩm thường có 4 cạnh, bề mặt thân có những rãnh dọc sâu.
Khi cành còn non sẽ có lông bao phủ, khi già thường nhẵn. Loại cây này thường ra hoa vào mùa thu và hoa sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ tím.
![]() |
Cây lá cẩm trồng ở vườn nhà |
Trong y học cổ truyền, lá cẩm là loài cây có tính mát, vị ngọt thanh và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Lá cẩm được xem như một vị thuốc hiệu quả dùng để thanh phế, giảm ho và cầm máu. Khi kết hợp cùng những vị thuốc khác, lá cẩm còn có công dụng điều trị các bệnh như viêm phế quản, bong gân, lao phổi, khái huyết,...
Ngoài ra, lá cẩm còn có công dụng làm giảm rôm sảy, mụn nhọt. Do đó, lá cẩm cũng được sử dụng để pha nước tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè.
Trong nấu ăn, lá cẩm còn được nhiều người sử dụng như một loại màu nhuộm thực phẩm. Với màu sắc đặc trưng, lá cẩm thường được dùng để tạo màu cho các món ăn như bánh, xôi, mứt,..., giúp món ăn thêm phần đẹp mắt, hấp dẫn.
Chị Trần Thị Hải ở Khoái Châu, Hưng Yên rao bán các loại lá cẩm khô sấy lạnh, được nhiều khách khen ngợi cũng như tò mò đặt hàng.
Chị Hải cho biết, một lần vào dịp Tết Nguyên đán, chị lên Yên Bái chúc Tết nhà bác ruột ở trên đó. Thấy bác đồ xôi ngũ sắc có màu rất lạ và đẹp mắt như màu tím, màu vàng, màu đỏ nên chị rất tò mò hỏi bí quyết. Nào ngờ bác chỉ ra ngay những cây lá cẩm trồng trong vườn nhà.
“Quá thích thú nên mình đã xin một bó gồm 3 loại cây lá cẩm như cây cẩm tím, cây cẩm vàng và cây cẩm đỏ về Hưng Yên trồng trong vườn nhà. Loại cây này dễ trồng lắm, trồng nơi đất tơi xốp và ẩm là sống. Thậm chí, chỉ cần giâm cành xuống đất, tưới nước mỗi ngày; sau một tuần là cây có thể nảy chồi. Chăm sóc tốt thì sau 45 ngày, cây đã có thể cho thu hoạch lá”, chị Hải kể.
Từ vài cây lá cẩm mang về trồng, sau 1-2 năm, chị Hải nhân rộng thành cả vườn lá cẩm. Biết nhà chị có vườn lá cẩm nhiều màu nên hàng xóm liền sang xin về đồ xôi, làm thạch, làm bánh chưng. Dùng không hết, chị còn cắt mang ra chợ bán và rất nhiều người mua, nhất là vào sát ngày Rằm, mùng 1.
Sau đó, nhiều quán bán xôi chè, bánh ngọt, bánh chưng trên địa bàn thường đặt mua lá cẩm tươi, lá cẩm khô nhà chị, vì thế chị trồng nhiều lên. Do loại cây này sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hè, còn mùa thu thì bắt đầu rụng lá và mùa đông cây hầu như không còn lá nên chị Hải thu hái lá cẩm tươi phơi khô rồi ép lạnh để bán online.
![]() |
Xôi lá cẩm có màu rất đẹp |
Cây lá cẩm được coi là cây nhuộm màu thực phẩm, với 3 màu chính là cẩm đỏ, cẩm tím, cẩm vàng. Với người trồng cẩm lâu năm, chỉ cần nhìn hoa văn trên mặt lá hoặc nhìn hình dạng, màu sắc của lá và hoa sẽ phân biệt được màu của từng loại cẩm.
Những năm gần đây, lá cẩm các màu được bà nội trợ dùng để tạo màu thực phẩm tự nhiên cho nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, như bánh, thạch, kem, chè, xôi, thậm chí cả bánh chưng và nhiều món khác.
Chị Hải chia sẻ, trước đây chị thường bán lá cẩm tươi. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển cho khách ngoại tỉnh, nhiều lần lá bị hỏng và rụng vàng nên khách phàn nàn. Do vậy, chị nghĩ ra cách thu hái lá cẩm, sấy khô rồi đóng túi juyp tiện sử dụng, bảo quản và vận chuyển. Một túi chị đóng 100 gram, giá 80.000 đồng.
Theo chị, một túi lá cẩm khô sấy lạnh có thể nấu được 10kg xôi. Nếu muốn lên màu tím đậm Huế, khách ngâm đậm đặc hơn. Còn nếu muốn lên màu tím hồng thì pha màu nước nhạt.
![]() |
![]() |
![]() |