Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết Chuyên gia khuyến cáo về thói quen tích trữ thực phẩm, đồ ăn trong dịp Tết |
Cân đối các nhóm chất là điều quan trọng nhất
Việc ăn cân đối các nhóm chất là điều quan trọng nhất, vì các nhóm chất đều có vai trò bổ trợ cho nhau. |
Trong thời gian nghỉ Tết, du xuân, việc ăn uống liên tục với nhiều thực phẩm khác nhau dễ khiến hệ tiêu hóa hoạt động hết công suất, thậm chí việc ăn thực phẩm không kiểm soát dễ dẫn tới ngộ độc. Theo quan niệm, việc ngộ độc hay nhập viện trong dịp Tết sẽ mang lại những điều không may mắn, vì vậy biết cách phối hợp và lựa chọn thực phẩm là điều rất quan trọng.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa, nhằm tránh ngộ độc đó là duy trì thói quen ăn uống như ngày thường, tránh thực phẩm lạ và ăn cân đối các nhóm chất dinh dưỡng.
Việc ăn cân đối các nhóm chất là điều quan trọng nhất, vì các nhóm chất đều có vai trò bổ trợ cho nhau không chỉ ở hệ tiêu hóa, mà còn giúp quá trình trao đổi chất trong toàn cơ thể được tốt hơn. Ngoài ra, vấn đề nhiều người lo lắng nhất đó là Tết ăn nhiều đồ béo, đồ đạm thì cần phải làm gì để tiêu hóa dễ hơn?
“Cách tốt nhất là chỉ ăn vừa đủ nhu cầu thực phẩm giàu đạm, mỡ theo khuyến nghị chỉ nên ăn khoảng 70g/ngày. Ngoài ra, có thể ăn thêm một chút thực phẩm lên men như dưa muối, củ hành, kiệu muối vì nó cũng giúp kích thích tiêu hóa. Đặc biệt, phải ăn đủ rau xanh, quả chín theo khuyến nghị là 400-500g/ngày”, PGS Lâm chia sẻ.
Bác sĩ Lâm cũng khuyến cáo, khi chế biến thực phẩm, việc kết hợp các thực phẩm hỗ trợ nhau cũng rất quan trọng. Với các loại thịt giàu đạm, giàu sắt như các loại thịt đỏ, thì nên chế biến kết hợp kèm theo các loại củ quả giàu vitamin C để vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, vừa giúp hấp thu sắt vào cơ thể được nhiều hơn. Ngoài ra, khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, sắt cũng nên tránh một số loại đồ ăn, đồ uống có khả năng làm ức chế hấp thụ sắt, trong đó có trà và cà phê, ca cao, hạnh nhân … Các nghiên cứu cho thấy trà và cà phê là những đồ uống có khả năng ức chế chất sắt mạnh nhất, do chúng chứa chất tannin.
Các bữa ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. |
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng tư vấn, để bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc nhập viện trong dịp Tết, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thực phẩm. Cụ thể: Tránh nạp quá nhiều muối vào cơ thể trong các bữa ăn ngày Tết: Nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều muối. Nêm gia vị chứa muối ở mức độ vừa phải và chấm nhẹ tay, tránh cho món ăn trở nên quá mặn.
Nên sử dụng rượu, bia ở mức vừa phải, trong ngưỡng khuyến cáo: Nam không quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ không quá 1 đơn vị cồn/ngày (1 đơn vị cồn =1 chén rượu mạnh 30ml 40% = 330ml bia hơi = 3/4 lon/chai bia 5% = 1ly rượu vang 100ml 13,5%).
Các bữa ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng: Đường, đạm, mỡ, chất xơ, khoáng chất, vitamin ở tỉ lệ cân đối, uống đủ nước. Chú ý lựa chọn những món ăn lành mạnh: Lựa chọn những món ít dầu mỡ, dưới dạng calo thấp, chế biến đơn giản như hấp, luộc. Hạn chế các món ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ...
"Mọi người cần quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm như bảo quản thực phẩm đúng cách; Không nên mua tích trữ quá nhiều thực phẩm ngày Tết; Nấu chín kỹ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu; Không để thực phẩm ngoài nhiệt độ phòng quá lâu nhất là các món dễ hỏng như nem, chả, thịt; Không để lẫn thực phẩm sống và chín", TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.
Phối hợp thức ăn thực hiện như thế nào?
Phối hợp thực phẩm đúng cách tốt cho sức khỏe. |
Cơ thể con người cần được cung cấp hàng ngày rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để xây dựng và đổi mới cơ thể, để đảm bảo hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể nhằm duy trì sự sống, tăng trưởng, phát triển và lao động của con người. Các chất dinh dưỡng này đều do bốn nhóm thực phẩm chính cung cấp: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Dưới đây là cách phối hợp thức ăn để l để khỏe mạnh mỗi ngày.
Phối hợp các loại ngũ cốc khác nhau: Nhóm chất bột đường gồm ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm ngũ cốc thì gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta nên chọn các loại gạo không xay xát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày như gạo lứt. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau như khoai lang, khoai tây, ngô… để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật: Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc cung cấp các acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm. Trong khẩu phần ăn nên có tỷ lệ thích hợp đạm động vật và đạm thực vật tùy theo độ tuổi như đối với trẻ dưới 1 tuổi là tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số là 70%, trẻ 1-5 tuổi là 60% và trẻ 6-9 tuổi là 50%, trẻ 12-19 tuổi là 35% và tối thiểu là 30% ở người trưởng thành.
Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý: Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật) giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Chất béo tham gia trong cấu trúc tế bào của một số tổ chức, đặc biệt là não, màng tế bào, màng nhân và các nội quan trong tế bào. Chất béo tham gia tổng hợp vitamin D, mật, nội tiết tố sinh dục nam và nữ. Cần phối hợp mỡ động vật và dầu thực vật hợp lý để có tỷ lệ acid béo bão hòa chiếm 10% năng lượng khẩu phần và 10-15% năng lượng khẩu phần do acid béo chưa bão hòa. Tỷ lệ chất béo động vật/chất béo thực vật nên là 70%/30% và ở người trưởng thành không nên vượt quá 60% /40%.
Phối hợp các loại rau, quả hàng ngày: Các phức chất trong rau, quả (chất màu, hương vị) chứa các biolanoid có vai trò chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Các loại quả có ưu điểm là có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin và không bị hao hụt do không cần phải chế biến. Cần phối hợp các loại rau, quả khác nhau để có đủ các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa, các chất xơ … cần thiết cho cơ thể.
Phối hợp thực phẩm để giảm ăn: Ăn mặn hay ăn thừa muối (trong gia vị chứa nhiều muối và trong thực phẩm) làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan, một số ung thư, loãng xương … Việc phối hợp một số gia vị như chanh, ớt, tỏi... cũng là một giải pháp giúp làm tăng vị giác bù cho vị mặn giảm đi khi thực hiện giảm ăn mặn.
Một số kiểu phối hợp thức ăn không tốt cho sức khỏe
Không nên phối hợp tôm, cua với thực phẩm chứa nhiều vitamin C |
Gạo và thực phẩm nghèo chất sắt: Trong thành phần của gạo có nhiều phytat là chất ức chế hấp thu sắt, nên nếu khẩu phần ăn nghèo chất sắt, nguồn đạm động vật, thực vật thì sẽ làm cho khẩu phần ăn vốn nghèo sắt lại bị hạn chế hấp thu sắt làm tăng nguy cơ thiếu sắt.
Hải sản kết hợp với bia rượu: Hải sản giàu protein, chuyển hóa thành acid uric theo nước tiểu ra ngoài, cồn (rượu) có thể gây tích tụ acid lactic cạnh tranh với việc bài tiết acid puric. Uống rượu làm tăng acid puric trong máu, dễ gây bệnh gút.
Bó xôi chung với đậu hũ: Đậu hũ chứa nhiều clorur magnesium và sulfat calcium, bó xôi chứa acid oxalic. Hai thứ gặp nhau sẽ hình thành oxalic magnesium và oxalic calcium, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu calcium mà còn dễ gây bệnh sỏi.
Tôm, cua và vitamin C: Ăn tôm, cua có chứa hợp chất arsenicum hóa trị 5, nếu như ăn chung với rau quả có chứa vitamin C, sẽ làm arsenicum hóa trị 5 chuyển thành hóa trị 3, rất độc hại.
Thịt jambon với thức uống chứa acid lactic: Để bảo quản các loại thịt đã chế biến như xúc xích, jambon, thịt lạp xưởng... nhà sản xuất đã thêm nitrat để chống mốc và sự sinh trưởng của vi khuẩn clostridium botulinum, nitrat gặp acid hữu cơ (acid lactic, citric, malic...) sẽ chuyển thành chất gây ung thư.