Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Cam là loại quả được sử dụng nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của trái cam.

Trong thực đơn dinh dưỡng thường ngày của người Việt thì trái cam là một loại hoa quả mà thường được các bà nội trợ sử dụng. Vì trong trái cam có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của trái cam và nên sử dụng như thế cho hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những thông tin cơ bản về loại quả này.

Đặc điểm của cây cam

Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loại cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.-.

Hình ảnh cây Cam
Hình ảnh cây cam

Thân, cành cam: Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi, có 4-6 cành chính, cây cao 2 - 3m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang.

Lá cam: Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Lá có tai nhỏ.

Hoa cam: Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó.

Rễ cây cam: Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp. Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu

Thành phần hoá học

Trong phần ăn được của quả cam có chứa: Nước 80-90%, protid 1,3%, lipid 0,1 – 0,3%, đường 12-12,7%, vitamin C 45-61mg%, acid citric 0,5-2%.

– Vỏ cam có chứa: Các hợp chất flavonoid, pectin, tinh dầu (0,5%). Tinh dầu vỏ cam, Oleum Auranti Dulcis, với tên thương phẩm là Orange oil là chất lỏng màu vàng hoặc nâu vàng, mùi thơm, vị không đắng. Các chỉ số của tinh dầu: d15: 0,848 – 0,853,D20: +91,300 đến 990,nD20: 1,4730 – 1,4742. Thành phần chính là limonen (90%), các alcol, aldehyd (< 3%) gồm citral và decylaldehyd.

– Hoa cam có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu hoa cam là limonen, linalol, methylanthranilat (0,3%).

Ở Việt Nam, tinh dầu vỏ cam được điều chế bằng phương pháp cất, thoả mãn một phần nhỏ nhu cầu của kỹ nghệ bánh kẹo. Tinh dầu vỏ cam Việt Nam có chứa 19 thành phần, trong đó limonen 91%, các alcol 2,6%, các aldehyd 1,2%.

Các giống cam ngon ở Việt Nam

Cam sành Hà Giang: Cam sành có vỏ sần sùi, dày màu xanh khi chín vỏ chuyển màu vàng, quả tròn. Cam có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có pha chút dôn dốt nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước màu vàng, nhiều múi rất thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ.

Hình ảnh trái Cam Sành Hà Giang
Hình ảnh trái cam Sành Hà Giang

Cam Cao Phong: Cam Cao Phong bao gồm nhiều giống cam được trồng trên đất Cao Phong như cam lòng vàng vị ngọt, sánh và được coi là loại cam đặc biệt nhất ở đây. Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát cứ không khé như những loại quýt khác.

Hình ảnh trái Cam Cao Phong
Hình ảnh trái cam Cao Phong

Cam Vinh: Cam Vinh có vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ.

Hình ảnh trái Cam Vinh
Hình ảnh trái cam Vinh

Cam Bù Hà Tĩnh: Cam Bù Hà Tĩnh có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn, màu vàng đỏ, vị ngọt thơm và nhiều nước.

Hình ảnh trái Cam Vinh
Hình ảnh trái cam Vinh

Cam canh: Cam canh màu vàng cam nhìn hơi giống quýt, lớp vỏ mỏng, thơm dịu khi ăn bóc vỏ rồi tách từng múi thưởng thức chứ không bổ ra giống cam thường. Khi ăn, loại cam này có vị ngọt mát rất đặc trưng.

Ăn Cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ
Hình ảnh trái cam Bù Hà Tĩnh

Cam Xoàn miền Tây: Cam xoàn là giống cam ít hột, thơm ngon và ngọt nhất. Cam Xoàn có hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm nhẹ.

Tác dụng của cam

Cung cấp chất dinh dưỡng

Trong một trái cam nặng 154 gram chứa: 80 calo 0 gram chất béo, 250 miligam kali, 19 gram carbohydrate (14 gram đường và 3 gram chất xơ), 130% nhu cầu vitamin C cần thiết trong 1 ngày, 2% nhu cầu vitamin A cần thiết trong 1 ngày, 6% canxi cần thiết trong 1 ngày. Ngoài ra trong trái cam cũng chứa thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, folate, axit pantothenic, phốt pho, magiê, mangan, selen và đồng.

Với các chất có trong trái cam, thì khi ăn loại hoa quả này sẽ cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đặc biệt là viatmin C - Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch được tốt hơn.

Giảm nguy cơ đột quỵ: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Vitamin C, kali, chất xơ trong trái cây họ cam quýt như cam và bưởi có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cho phụ nữ.

Giảm huyết áp, tốt cho tim mạch: Cam có chứa khá nhiều kali cân bằng lượng muối, cải thiện luồng máu tới động mạch tim qua đó làm giảm huyết áp ở người cao tuổi.

Ngăn ngừa ung thư: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, ăn cam và nước cam trong hai năm đầu đời có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu ở trẻ em. Cam là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, nó cũng có thể giúp chống lại sự hình thành các gốc tự do được biết là gây ung thư. Bên cạnh đó, lượng chất xơ cao từ trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ăn Cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Tốt cho da: Vitamin C chống oxy hóa, khi được ăn ở dạng tự nhiên hoặc bôi tại chỗ, có thể giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, làm giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi hơn.

Tăng lượng chất xơ: Cam có nhiều chất xơ, đặc biệt là cam sành. Tác dụng của cam sành sẽ giúp bạn tăng lượng chất xơ và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Tốt cho mắt: Cam không phải là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất, nhưng một cốc nước cam chứa 8% lượng vitamin A khuyến cáo hàng ngày.

Tốt cho thận: Nước cam giúp ngăn ngừa các bệnh về thận và thậm chí làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Giảm hôi miệng: Nước cam giúp giảm hôi miệng và do đó chăm sóc vệ sinh răng miệng của bạn.

Kích thích tình dục: Tác dụng của quả cam kích thích tình dục, giúp điều trị các vấn đề tình dục khác nhau như cương dương, không quan tâm đến tình dục, giảm ham muốn.

Giữ cho xương và răng của bạn chắc khỏe: Cam chứa một lượng canxi khá lớn có lợi cho xương và răng của bạn và giúp chúng khỏe mạnh.

Chống lại nhiễm virus, tăng cường sức khỏe: Các flavonoid và polyphenol trong cam cũng bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại các bệnh có hại.

Tốt cho bà bầu: Tác dụng của cam với bà bầu là giúp sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh nhờ vào chất folate trong cam

Tốt cho người tiểu đường: Chất xơ trong cam có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và cải thiện lượng đường trong máu, lipid và insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Lưu ý khi sử dụng trái cam

Cam có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ nếu dùng với lượng vừa đủ, nênăn 1-2 trái cam mỗi ngày là tốt nhất. Nếu ăn hoặc uống nước cam quá nhiều trong ngày sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm:

Nguy cơ sỏi thận: Cam dồi dào vitamin C và tốt cho sức khoẻ nếu dùng với lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều cam quá lâu ngày sẽ gây ra sỏi thận, vì vitamin quá nhiều trong cơ thể dẫn đến tác dụng kết tủa sỏi oxalats trong đường niệu.

Ăn Cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ
Cam có thể gây nguy cơ sỏi thận

Gây mòn men răng: Trong cam có chứa lượng axit tự nhiên, nếu dùng nhiều cam và thường xuyên thì axit này sẽ làm cho men răng bị mòn dần, với những người có răng yếu thì nên hạn chế ăn cam.

Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày: Cam nếu ăn với lượng vừa phải cũng tốt cho tiêu hoá, còn nếu ăn nhiều quá thì axit có trong cam tích tụ trong dạ dày ngày càng nhiều gây nên ợ nóng, dần làm cho dạ dày bị viêm loét rất nguy hiểm.

Những người không nên ăn cam

Người đang uống thuốc: Vitamin C trong cam có thể tham gia vào phản ứng cơ thể với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu dùng thuốc kháng sinh thì axit trong cam sẽ phá huỷ cấu trúc của thuốc sẽ làm giảm khả năng kháng khuẩn của thuốc.

Người mới phẩu thuật: Với những người phẩu thuật liên quan đến hệ tiêu hoá thì không nên ăn hoặc uống nước cam, vì trong cam có axit citric cao sẽ phản ứng với canxi có trong cơ thể có thể dẫn đến chảy máu ở chỗ bị tổn thương.

Người bị viêm nhiễm ngoài da: Với người bị viêm nhiễm ngoài da như ghẻ mủ, u nhọt, chàm,... nếu ăn cam sẽ sinh ra nhiều nước mủ hơn, làm cho bệnh trở nên lâu lành, gây đau nhức.

Người bị sỏi thận: Vì cam chứa nhiều vitamin C nên với người bị sỏi thận sẽ làm tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Người vừa uống sữa xong: Protein trong sữa phản ứng với vitamin C và axit tartaric trong cam gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về trái cam - một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên để sử dụng trái cam cho có hiệu quả nhất thì một số người bị mắc bệnh trên thì nên tránh ăn cam để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

5 loại trái cây giúp thanh lọc phổi 5 loại trái cây giúp thanh lọc phổi
Loại quả đang được nhà vườn “mắc màn” bảo vệ có công dụng gì? Loại quả đang được nhà vườn “mắc màn” bảo vệ có công dụng gì?
Những loại trái cây không tốt cho người bị bệnh dạ dày Những loại trái cây không tốt cho người bị bệnh dạ dày
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây là một loại rau phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn khác nhau. Ngoài ra, Cần tây còn có tác dụng như giảm cân, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, giảm mỡ máu.
Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Bí đao không chỉ có tác dụng giải nhiệt, giải khát mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ.
Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Là một loại rau xanh quen thuộc, giàu dinh dưỡng xà lách vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp giảm cân, làm đẹp da và vừa có tác dụng trong cải thiện, hỗ trợ sức khỏe.
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Cây chanh hay còn gọi là chanh ta, là loại cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài công dụng là nước giải nhiệt mùa hè, thì các bộ phận của cây Chanh như quả, lá, thân, rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh của y học.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt mà còn là dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng Quế đúng cách và liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C

Cây thù lù - Dược liệu giàu Vitamin C

Cây thù lù là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tất cả bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc.
Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ

Cỏ sữa lá to: Vị thuốc quý từ lá đến rễ

Cỏ sữa lá to là một vị thuốc quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh - Loại cây cỏ dại mọc hoang giàu chất chống oxy hóa

Rau bô binh là loại cây cỏ dại dễ tìm, dễ kiếm nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ.
Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cây cỏ luồng - Thảo dược mọc hoang nơi vách đá chữa bệnh ngoài da

Cỏ luồng là một loại cây mọc hoang phổ biến ở Việt Nam. Cây tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay, dược liệu tuyệt vời cho bệnh ngoài da

Cây móng tay là dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy sử dụng cây móng tay một cách thông minh để tận hưởng trọn vẹn giá trị của nó.
Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả

Thài lài trắng là cây thân thảo ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, loại cây này mọc hoang dã phổ biến ở Việt Nam.
Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời

Kim ngân hoa, còn gọi là nhẫn đông hoa, nhị bảo hoa, song bào hoa, kim đằng… là một loại cây leo bằng thân quấn, là loại dược liệu giải độc hiệu quả.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da

Cây thanh táo không chỉ được trồng để sử dụng làm hàng rào tại các vườn hoa ở vùng trung du và đồng bằng mà còn có tác dụng làm thuốc.
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cây mướp khía không chỉ đóng vai trò là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà còn là một bài thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…
Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi là một loài cây dân dã mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy không có vẻ ngoài nổi bật, cây chìa vôi lại sở hữu nhiều công dụng cho xương khớp và các bệnh ngoài da.
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc, có nhiều tác dụng với các bệnh ngoài da, thận, dạ dày …
Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan …
Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả của cây sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động