Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L, trong dân gian thường hay gọi loại cây này bằng nhiều cái tên khác nhau như tử tô, xích tô, é tía. Nó là loại cây mọc tự nhiên, rất dễ sính sôi và phát triển. Đây là loại cây mọc tự nhiên, rất dễ sinh sôi và phát triển. Ngoài là nguồn nguyên liệu trong ẩm thức, giúp cho các món ăn thêm ngon, lá tía tô còn có nhiều tác dụng không ngờ đối với sức khỏe.
Chống ngộ độc thức ăn
Dân gian Việt Nam hay truyền tai nhau sử dụng lá tía tô để chữa chứng ngộ độc thực phẩm. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.
Ngăn ngừa oxy hóa cho cơ thể
Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.
Chữa sưng đau vùng ngực ở phụ nữ
Cách làm cũng tương tự giống như chữa nổi mẩn ngứa mề đay. Bạn cũng vừa kết hợp với việc uống nước lá tía tô, vừa kết hợp đắp lá lên khu vực bị sưng đau sẽ rất hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong điều trị bệnh gout ? Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Bệnh đau dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và có khoảng 80% đau dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra. Khi gặp các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu; hay buồn nôn, ợ chua; đau vùng thượng vị; sút cân đột ngột; đi vệ sinh có phân đen,... Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá tía tô theo kinh nghiệm dân gian. Sắc lá tía tô uống thường xuyên giúp giảm đau, giảm tang tiết dịch vị xuống mức bình thường giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.
Làm đẹp da
Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm nước muối sau đó đun nước tắm giúp làm mềm da, trắng da.
Giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc sẽ làm giảm mụn, giảm viêm sưng. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 - 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Ngoài ra tía tô còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt với thai phụ. một số tác dụng của lá tía tô với bà bầu.
Chữa cảm lạnh, giải cảm
Phụ nữ mang thai Sức Khỏe suy giảm, rất dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm vì vậy, bà bầu có thể dùng lá tia tô như một vị thuốc trị cảm rất hữu hiệu. Ăn bát cháo nóng với hành và lá tía tô giúp giải cảm tức thì. Bà bầu lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Uống khi còn nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi để giải cảm chỉ sau một lần.
Giảm sưng phù
Ngâm chân với nước lá tía tố giúp loại bỏ độc tố, thư giãn bàn chân và giảm hiện tượng phù nề, cho mẹ bầu ngủ ngon giấc. Cách làm là lấy lá tía tô rửa sạch, đem nấu với nước sôi trong vài phút rồi thêm muối vào ngâm chân.
Giảm ốm nghén
Ngoài tác dụng an thai, bà bầu uống nước lá tía tô để giảm tình trạng ốm nghén, khó chịu. Bài thuốc gồm: 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, hoài sơn, phục long can, đương quy, (mỗi loại 16g); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (mỗi loại 12g); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc các nguyên liệu này lấy nước uống 1 thang sẽ thấy hết buồn nôn, chán ăn.
Chữa đau bụng, ra huyết
Bà bầu bị đau bụng, đau lưng, ra huyết bất thường có thể là dấu hiệu động thai. Bài thuốc an thai nhuận huyết bao gồm: lá và cành tía tô 20g, bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can (mỗi loại 16g), ngải diệp, hoàng cầm, đương quy, bạch thược (mỗi loại 12g); a giao, gừng nướng cháy (mỗi loại 6g), đỗ trọng và cam thảo (mỗi loại 10g). Tất cả đem sắc lấy nước uống liền trong 7-10 ngày sẽ thấy huyết giảm dần.
Sự thật bầu uống nước lá tía tô cho dễ đẻ
Trong dân gian từ lâu truyền miệng kinh nghiệm bà bầu những tháng cuối thai kỳ nên uống nước lá tía tô cho tử cung mềm, giãn nở dễ đẻ hơn.
Trả lời về vấn đề này, lương y Đỗ Tất Hùng cho biết trong Đông y chỉ nói đến tía tô có tác dụng an thai, chữa động thai. Trong y thư cổ chưa từng đề cập dùng lá tía tô giúp dễ đẻ.
Mặt khác, theo bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), tía tô không được dùng với người bị cảm nóng hoặc người có cơ địa ra nhiều mồ hôi.
Trong thai kỳ, thân nhiệt bà bầu thường cao hơn bình thường. Nếu uống nước lá tía tô dài ngày có thể làm tăng huyết áp, huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ cao gây tiền sản giật.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc. Dù có là thuốc nam lành tính vẫn cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Linh Hương (T/H)