Cây lộc vừng là cây gì?
Cây Lộc Vừng hay cây Lộc Mưng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 2 đến 5m, nhiều loại có thể cao đến 10m. Cây Lộc Vừng thuộc nhóm Tam Đa: cây Sung (Phúc) - cây Lộc Vừng (Lộc) - cây Vạn Tuế (Thọ); hay thuộc bộ tứ cây phong thuỷ phương Đông bao gồm: Sanh - Sung - Tùng - Lộc. Nên được rất nhiều người ưa chuộng và tìm về để trồng làm cây cảnh trong nhà.
Cây có thể nở hoa quanh năm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi được trồng. Hoa của cây có màu đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành các chuỗi mọc rủ xuống trông vô cùng đẹp mắt. Phần lá cây có dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh lá và mọc khá xum xuê. Với những cây Lộc Vừng có tuổi thọ lâu đời, tán lá phát triển mạnh có thể giúp che mưa nắng rất hiệu quả.
Mùa của hoa Lộc Vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cho đến hết tháng 8. Khi này hoa sẽ nở rực rỡ và cho hương thơm thoang thoảng nhưng đầy ngọt ngào. Vào mùa đông, hoa không còn nở và cây sẽ bắt đầu rụng lá. Quá trình mọc lá và phát triển của hoa sẽ lại tiếp tục khi sang đầu mùa Xuân. Cây Lộc Vừng hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, Lộc vừng thường có 2 cách trồng phổ biến là cây bonsai trồng trong chậu và cây trồng ở các không gian rộng lớn. Đối với cây trồng trong chậu, đường kính thân thường rộng khoảng 15cm - 40cm, tán cây không quá lớn. Trong khí đó, cây trồng ở không gian rộng lớn thường phát triển mạnh mẽ, đường kính thân lớn thường từ 40cm trở lên, tán cây xum xuê xòe rộng.
Phân loại cây Lộc Vừng phổ biến hiện nay
Cây Lộc Vừng hiện nay có rất nhiều chủng loại với nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó nếu bạn muốn phân biệt được các loại cây thì cần phải dựa vào những đặc điểm nổi bật của từng loại.
Lộc vừng hoa đỏ
Cây lộc vừng hoa đỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula, thuộc loại cây ưa ẩm và sáng. Vì thế nên chúng thường mọc quanh ao hồ, đầm nước hay sông suối. Hạt cây lộc vừng có thể phát tán đến những nơi khác nhờ dòng nước chảy. Khả năng tái sinh chồi của cây khá tốt nhưng phát triển từ hạt tương đối kém nếu không gặp kiều kiện thuận lợi. Vì vậy, cây này thường được trồng theo phương pháp chiết cành hoặc giâm cành.
Về cơ bản, loài cây này có đặc điểm như hầu hết các cây họ lộc vừng khác. Điểm khác so với các loài khác là khi nở hoa có màu đỏ rực vô cùng sặc sỡ.
Loài cây này vốn có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước ven biển ở phía nam châu Á như quần đảo Philippines và một phần ở phía bắc châu Úc phía quần đảo Queensland. Nhiều người tin rằng cây Lộc Vừng hoa đỏ sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.
Cây lộc vừng đỏ được người Pháp đưa về Việt Nam trồng xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Hiện nay, loài cây này xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du phía Bắc, các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang hay Côn Đảo.
Lộc vừng hoa trắng
Cây lộc vừng hoa trắng hay còn được gọi là lộc vừng chùm, cây chiếc chùm, có tên khoa học là Barringtonia Racemosa. Tên tiếng anh của loài cây này bao gồm những tên gọi như: Stream Barringtonia, Fish killer tree, India Oak, India Putat, Freshwater Mangrove.
Cây lộc vừng trắng khi nở hoa sẽ có màu trắng và thành từng chùm nên chúng thường được trồng với mục đích trang trí và làm đẹp cho không gian sống. Ngoài màu trắng đặc trưng, khi nở hoa có thể có màu phớt hồng khá bắt mắt.
Cây rau vừng
Cây rau vừng hay còn gọi là cây chiếc, có tên khoa học là Barringtonia Asiatica, tên tiếng anh là Boxtree. Đây là giống cây phổ biến thường có ở các tỉnh Nam Bộ. Điểm nổi bật nhất của chúng đó chính là chỉ sinh sống tại những khu vực rừng ngập mặn hoặc bên cạnh bờ biển dọc theo khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương. Vì vậy nên loài cây này có khả năng chịu hạn và chịu mặn khá tốt.
Loài cây này thường được trồng để tạo bóng mát do tán lá của cây khá to và xum xuê. Một điều đặc biệt nữa đó là quả của loài cây Rau Vừng không được tạo nên từ hoa mà mọc từ chính cành cây.
Cây lộc vừng lá lớn
Cây lộc vừng lá lớn là loài cây sống ở những vùng đất có độ ẩm cao như ven biển Nam Á từ Philippines đến Afghanistan, phía Bắc Australia vùng Queensland. Tại Việt Nam, loài cây này mọc ở rất nhiều nơi trải dài từ Bắc vào Nam, thậm chí còn xuất hiện cả ngoài Côn Đảo.
Cây có đường kính thân trong khoảng từ 15cm - trên 40cm tuỳ điều kiện môi trường sống, thân cây xù xì, tán lá rộng và rất xum xuê. Lá cây lớn hơn so với các loại lộc vừng khác, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá nổi rõ ràng.
Hoa của cây lộc vừng lá lớn nhỏ hơn so với các loài lộc vừng khác, thường mọc thành chùm rủ xuống rất đẹp. Màu sắc chủ yếu của hoa là màu trắng hoặc màu đỏ, một số cây có màu vàng nhưng khá hiếm. Khi nở bung, hoa lộc vừng tỏa ra mùi thơm ngọt dịu nên thu hút dơi hay những loài côn trùng hút mật khác rất nhiều. Đặc biệt về đêm, mùi thơm ngào ngạt tỏa ra thơm hơn so với ban ngày.
Loài cây này dễ trồng và dễ chăm sóc hơn những loài còn lại, hoa ra đều quanh năm nên thường được sử dụng trồng quanh vườn trang trí hoặc đưa lên chậu làm bonsai.
Cây lộc vừng lá nhỏ
Cây lộc vừng lá nhỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula Gaertn, có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á và châu Úc. Vỏ cây khi còn non nhẵn mịn có màu xanh, khi già hơn có màu nâu xám hoặc xám vỏ sần sùi hơn, hay nứt dọc bong ra từng mảng hình chữ nhật.
Tán lá rộng và rất dày, nhiều cành, lá cây thường đan xen vào nhau. Khi còn non, lá cây có màu xanh, khi già, lá chuyển dần sang màu vàng. Lá cây dạng đơn, có hình thuôn tròn hoặc hơi nhọn, mặt trên thường có màu đậm hơn mặt dưới. Hoa cây lộc vừng lá nhỏ có màu đỏ, mọc thành từng chùm dài, có thể dài tới 1m rất bắt mắt, hoa thường nở lúc chập tối.
Loài cây này thường được trồng trong sân vườn nhà, ngoài công viên vừa trang trí thêm cảnh đẹp cho nơi trồng khi hoa nở, vừa giúp thanh lọc không khí trong lành hơn.
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng trong phong thủy
Do nằm trong bộ Tam Đa, cây Lộc Vừng được đánh giá rất cao không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn về ý nghĩa phong thủy cây có thể mang lại cho gia chủ.
Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc, bình an, gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên “Lộc” mà cây vốn có.
Sự xum xuê của hoa và lá cây còn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Gốc cây lộc mưng có đường kính to, chắc chắn tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ.
Tuổi thọ của cây Lộc Vừng rất cao còn mang điềm tốt lành về sự trường tồn, bền vững với thời gian. Nếu nhà có người lớn tuổi thì họ sẽ luôn được “bách niên giai lão”.
Khi cây lộc vừng ra hoa, người ta tin rằng loại cây này là điềm báo thành công nở rộ, công việc thuận lợi như ý. Nên nhiều người kinh doanh lớn thường tận dụng thời điểm này để phát triển công việc.
Hoa lộc vừng đỏ mang ý nghĩa của hỷ sự, sự sung túc, phát tài phát lộc và thịnh vượng.
Không chỉ mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà, cây lộc vừng còn mang năng lượng dương, giúp xua đuổi khí xấu, những điều không may mắn hay tà ma, mang đến cảm giác an toàn hơn.
Công dụng của lộc vừng đối với sức khỏe
Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:
Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng
Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
Hạt cây lộc vừng có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, loại cây này còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
Lá cây lộc vừng là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả
Vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà hay không?
Nhờ vào những giá trị cao về vẻ đẹp và tốt lành trong phong thủy, bạn nên trồng cây Lộc Vừng ở trước nhà. Hoa có mùi thơm thoang thoảng, lá cây to bản giúp thanh lọc không khí và tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi côn trùng có hại.
Khi cây phát triển sẽ cao lớn và tỏa bóng mát, che chắn mưa gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy lựa chọn vị trí trồng cây nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà, tránh trồng chính giữa lối đi vì có thể cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong nhà của bạn.