Cây lộc vừng trăm tuổi tiền tỷ cũng không bán chỉ đổi lấy con đường vào bản Công dụng tuyệt vời ít người biết của cây lộc vừng trước sân nhà Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng trồng trước nhà |
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Lộc vừng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển cực tốt. Nếu bạn nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc lộc vừng sau đây:
Lựa chọn giống
Hiện nay ở Việt Nam có 5 loại cây lộc vừng, đây là giống cây có khả năng chịu ngập úng và chịu hạn rất tốt. Bạn có thể dựa vào đặc điểm của từng loại cây để lựa chọn giống phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
Chọn phương pháp trồng
Khi đã lựa chọn được giống cây trồng, bước tiếp theo cần làm là chọn phương pháp trồng phù hợp. Cây lộc vừng có thể trồng bằng cả hai phương pháp là trồng bằng hạt và giâm cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, hạt lộc vừng sinh trưởng khá kém, tỉ lệ thành công không cao, thời gian chờ cây trưởng thành lâu, thường mất khoảng từ 3 - 5 năm.
Phương pháp trồng cây lộc vừng bằng giâm cành hoặc chiết cành khá được ưa chuộng. Do cành loại cây này có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian ra rễ nhanh. Khi giâm cành hoặc chiết cành, bạn có thể rút ngắn thời gian cây trưởng thành từ 2 - 3 năm so với phương pháp trồng bằng hạt.
Ngoài ra, người chơi cây hiện nay còn mua cây đã trồng sẵn từ các nhà vườn về trồng, cây non thường có tuổi đời từ 1 - 2 năm. Cây già là cây đã trưởng thành, có độ tuổi từ 3 - 5 năm, thậm chí có trường hợp là cây cổ thụ lên tới cả chục năm.
Chọn đất trồng
Cây lộc vừng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên mọi điều kiện đất trồng từ đất đồi núi, đất phù sa cho đến đất ven rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các loại đất có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt để tránh gây ngập úng cho rễ. Tốt nhất nên chọn loại đất mùn có pha cát hoặc phân chuồng ủ mục sẽ rất tốt cho cây. Hoặc có thể sử dụng hỗn hợp đất màu + trấu hun + xỉ than đập nhỏ + phân bón.
Kỹ thuật trồng cây
Bước 1: Chọn chậu cây có đường kính và độ sâu phù hợp với kích thước cây và phải có lỗ thoát nước nếu trồng trong chậu. Nếu trồng ngoài vườn thì nên tạo thành luống để đất thoát nước tốt hơn. Đào hố có đường kính và độ sâu phù hợp với kích thước bộ rễ của cây.
Bước 2: Khi trồng trên chậu, rải một mảnh lưới nhỏ bên dưới đáy chậu, sau đó cho xỉ than, than củi hoặc sỏi đá phía dưới chậu.
Bước 3: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào bằng 1/3 hố đất hoặc chậu cây.
Bước 4: Đặt cây vào hố đất hoặc chậu cây đã chuẩn bị, sao cho gốc cây nằm chính giữa hố đất.
Bước 5: Đổ phần đất còn lại vào hố đất hoặc chậu cây.
Bước 6: Dùng tay nén đất xung quanh gốc cây, sao cho cây đứng thẳng không bị nghiêng ngả.
Bước 7: Tiến hành tưới nước với một lượng vừa đủ cung cấp độ ẩm cho rễ cây phát triển, không nên tưới quá nhiều vì lúc này bộ rễ của cây còn non chưa chịu được úng nước.
Hướng dẫn chăm sóc cây lộc vừng chuẩn kỹ thuật
Sau khi đã trồng cây xong, bạn tiến hành chăm sóc cây theo các bước sau, đảm bảo cây sẽ sinh trưởng tốt, ra rễ nhanh.
Tưới nước
Cây lộc vừng ưa ẩm ở mức trung bình, tức là bạn không cần tưới quá nhiều nước cho chúng để tăng sự sinh trưởng của cây. Nên tưới với tần suất khoảng 2 lần/ngày, vào thời điểm sáng sớm khoảng 6h - 8h và chiều muộn khoảng 16h - 18h. Chỉ nên duy trì độ ẩm vừa đủ trong đất, tưới nhiều một chút vào mùa hè nắng nóng và hạn chế tưới vào mùa đông.
Khi tưới, bạn nên tưới vào xung quanh không, nếu tưới lên cả lá thì nên tưới dạng phun sương và chỉ nên tưới vào buổi sáng. Vì nếu tưới vào buổi tối, nước còn đọng lại trên lá có thể giúp nấm hại xâm nhập và gây hại cho cây.
Điều kiện ánh sáng
Cây lộc vừng rất ưa ánh nắng Mặt Trời, do đó bạn cần đặt cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu đến để giúp cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi cây còn non nên tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào cây. Do lúc này cây còn khá yếu, nếu ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào có thể khiến lá cây bị héo úa. Khi cây đã trưởng thành, cây có thể chịu được ánh nắng gay gắt ngay cả vào thời điểm giữa trưa.
Bón phân
Do cây lộc vừng có sức sống khá tốt nên loại cây này không quá phụ thuộc vào phân bón. Nếu như đất trồng đã đủ dinh dưỡng, bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Chỉ cần bón phân vào các giai đoạn khi cây non đang bắt đầu phát triển và khi cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa.
Sau khi trồng được khoảng 3 - 5 tháng, bạn có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân NPK xung quanh gốc. Trước khi mùa ra hoa đến, bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cây trước khoảng 2 - 3 tháng, rơi vào khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch hàng năm.
Các bệnh thường gặp ở cây lộc vừng
Dù là loài cây có sức sống khá mạnh mẽ, nhưng cây lộc vừng vẫn có thể sẽ bị một số loại sâu bệnh gây hại như đốm lá, héo lá, sâu đục thân và bọ cánh cứng. Cụ thể loại cây này gây hại như thế nào cho cây và cách phòng trừ, điều trị như thế nào?
Bệnh héo lá
Nguyên nhân: Nguyên nhân khiến cây lộc vừng bị héo lá đầu tiên là do bạn không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các khoáng chất cho cây. Thứ 2, do nhiệt độ môi trường cao, khiến lá cây thoát hơi nhanh mà cây không thể bù được lượng nước kịp thời. Dễ thấy nhất là vào thời điểm trưa nắng gay gắt có thể lá sẽ bị héo. Thứ 3, bạn tưới quá nhiều nước cho cây khiến cho đất ẩm ướt, thời gian dài có thể sẽ bị úng nước và thối rễ, từ đó dẫn đến héo lá. Thứ 4, bón phân quá nhiều cũng không tốt, có thể khiến cây bị ngộ độc phân bón hoặc sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm, ấu trùng và vi khuẩn sinh sôi.
Triệu chứng bệnh: Lá trên cây bị héo úa dần chuyển sang màu vàng và rụng. Nhẹ thì có thể một số lá bị, nặng có thể lan ra cả cây.
Gây hại: gây hại trực tiếp đến lá cây.
Cách chữa trị: Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh héo lá ở cây lộc vừng, bạn có thể kiểm tra xem cây đang mắc do nguyên nhân nào. Từ đó đưa ra được cách chữa trị bệnh đốm lá ở lộc vừng phù hợp. Nếu cây đang héo lá do thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu nước, bạn hãy bổ sung nước và phân bón cho cây, tuy nhiên không nên tưới quá nhiều. Nếu đất xung quanh cây quá ẩm, nhấn nhẹ thấy có nước thì nên thực hiện các biện pháp tiêu úng cho cây.
Bệnh đốm lá
Triệu chứng bệnh: Lá cây xuất hiện các đốm màu nâu đậm hoặc màu đen, ban đầu chỉ là những đốm li ti, lâu dần, đốm sẽ lan rộng ra cả lá. Khi phát triển đến giai đoạn nặng lá chuyển dần sang màu vàng hoặc bị cháy lá và lan ra các lá khác, thậm chí là toàn cây. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già trước tiên, sau đó mới lan dần sang những lá non hơn.
Gây hại: Bệnh đốm lá khiến cho cây chậm phát triển, dần rụng lá. Lâu dài, cây có thể héo dần và chết.
Cách phòng trừ: Không nên bón phân cho cây quá nhiều, vì lượng phân bón dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Nên phun thuốc phòng trừ định kỳ cho cây.
Cách chữa trị: để chữa trị bệnh đốm lá trên cây lộc vừng không khó. Bạn có thể ra các cửa hàng bán cây trồng hoặc trung tâm bán thuốc bảo vệ thực vật để mua các loại thuốc: Anvil hoặc Coc85 và sử dụng theo hướng dẫn từ cửa hàng hoặc xem hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Bệnh sâu đục thân
Nguyên nhân: do loài sâu đục thân đục khoét bên trong thân cây.
Triệu chứng bệnh: Thân cây hoặc cành có xuất hiện các lỗ tròn, xung quanh lỗ có phân sâu màu đen hoặc mùn gỗ màu nâu trắng, có thể sẽ rơi xuống đất nên rất dễ nhận biết. Nếu mới bị cây có hiện tượng héo lá khi nắng to và tươi lại khi trời mát.
Gây hại: Gây hỏng thân cây, về lâu dài có thể làm chết cây.
Cách chữa trị: Đầu tiên, để có thể nhận biết bệnh sớm nhất, bạn nên cắt tỉa cành lá định kỳ cho cây, khi cắt tỉa nên loại bỏ hết những cành sâu bệnh. Sử dụng thuốc Bustidin phun quanh gốc và cành cây để phòng ngừa sâu xâm nhập. Hoặc sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND mua tại cửa hàng cây cảnh, nhà vườn hoặc các điểm bán thuốc bảo vệ thực vật. Liều dùng và cách sử dụng có thể hỏi người bán hoặc xem trực tiếp trên bao bì.
Bệnh bọ cánh cứng
Nguyên nhân: Do các loài bọ cánh cứng gây ra như bọ rùa, cánh cam, bọ sừng hoặc các loại bọ khác.
Triệu chứng bệnh: Ban đầu, lá cây sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ trên một vài lá, dần dần sẽ lan ra toàn bộ lá và các lá khác, nếu không để ý có thể sẽ trụi hết cả cây.
Gây hại: Bọ sẽ ăn trụi lá cây gây ảnh hưởng lớn đến quá trình đâm chồi và ra hoa của cây.
Cách chữa trị: Để điều trị bệnh bọ cánh cứng trên cây lộc vừng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để phun cho cây, hiệu quả nhất nên phun vào buổi chiều: thuốc trừ sâu sinh học Đại Bàng, Regent, phân bón lá Atonik, N3M + ComCat. Liều dùng và cách sử dụng nên hỏi người bán hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Cách kích thích cây lộc vừng ra hoa nhanh và đẹp
Nhiều người chơi cây cảnh thường muốn cây của mình phát triển nhanh, mau chóng nở hoa vào đúng dịp quan trọng. Vì vậy, việc kích thích cây nở hoa là rất quan trọng. Thời gian kích thích cây là khoảng 3 tháng trước khi cây ra hoa. Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây để kích thích cây lộc vừng của bạn nhanh chóng ra hoa:
Bắt đầu kích thích cây ra hoa từ tháng 9 âm lịch nếu như bạn muốn cây lộc vừng có thể nở đúng vào dịp Tết.
Khi cây đang phát triển tốt, cành lá xanh mướt, hãy ngừng việc tưới nước trong khoảng 7 - 10 ngày. Sau thời gian đó thì cắt bỏ hết toàn bộ lá ở trên cây.
Sử dụng dung dịch kích thích ra hoa như KNO3 pha theo tỉ lệ 120g/8 lít nước sạch. Tiền hành phun cho cây trong khoảng 3 tháng, cách nhau khoảng 10 ngày/1 lần phun.
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như Chlormequat Clorua, Cycocel CCC 98% pha với nồng độ 50ppm - 1000mm tương đương với khoảng từ 1g/20 lít nước - 20g/20 lít nước. Sau đó phun lên toàn bộ tán cây để kích thích cây ra hoa nhanh hơn.
Trên đây là cách trồng và cách chăm sóc cây lộc vừng đúng kỹ thuật. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa thêm thông tin hướng dẫn cách kích thích hoa ra sớm nở đúng dịp quan trọng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chơi cây.
Cây lộc vừng trăm tuổi tiền tỷ cũng không bán chỉ đổi lấy con đường vào bản |
Công dụng tuyệt vời ít người biết của cây lộc vừng trước sân nhà |
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng trồng trước nhà |