Việt Nam lần đầu tiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô theo hiệp định CPTPP Nắm quy tắc xuất xứ hàng hóa để tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP Xuất siêu sang CPTPP cao gấp đôi cùng kỳ |
Xuất nhập khẩu một số mặt hàng "hái quả ngọt" từ CPTPP (ảnh minh họa) |
Theo số liệu của Bộ Công Thương tổng hợp, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 14,71% của 7 tháng năm 2020.
Tháng 7 năm 2021, Việt Nam xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường CPTPP, tăng 60,52% so với tháng 6/2021 và giảm 22,58% so với tháng 7/2020. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này, giảm 75,94% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020. |
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,79% so với tháng 6/2021 và tăng 21,64% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt 26,04 tỷ USD, tăng 22,52% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,98% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 14,40% trong 7 tháng đầu năm 2020.
Trong tháng 7/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia… giảm thì xuất khẩu sang các thị trường Chile, Peru, Úc… lại tăng khá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 thị trường thành viên đều tăng trưởng cao.
7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm xuất khẩu sang thị trường Brunei.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP (ĐVT: % tính theo trị giá). Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan |
Trong tháng 7/2021, xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh so với tháng 6/2021 và tháng 7/2020. Tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, máy vi tính và linh kiện, giày dép… lại giảm.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường CPTPP đều tăng trưởng ở mức cao trừ một số mặt hàng tăng chậm như dệt may hay một số mặt hàng giảm như dầu thô, túi xách vali ô dù, gạo, thức ăn gia súc… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giảm này đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 2,6%, do đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang CPTPP đã bị thu hẹp mạnh từ 13,04% của 7 tháng năm 2020 xuống còn 10,92% trong 7 tháng đầu năm 2021.
Xuất khẩu một số mặt hàng (8 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất) của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan |
Ở chiều ngược lại, theo số liệu thống kê, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 0,23% so với tháng 6/2021 và tăng 22,70% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này đạt 25,96 tỷ USD, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,75% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 15,04% của cùng kỳ năm 2020.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường CPTPP đều tăng ở hầu hết các mặt hàng trừ những mặt hàng than đá, thủy tinh và sản phẩm thủy tinh, dược phẩm, sản phẩm từ giấy… Đáng chú ý, trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất, nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Việt Nam từ thị trường CPTPP chỉ tăng nhẹ 1,82%. Do đó, tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này đã biến động khá lớn trong 7 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 13,49%, thu hẹp so với tỷ trọng 16,46% trong 7 tháng đầu năm 2020.