Du lịch Đà Nẵng: Khám phá đảo Hòn Chảo như người bản xứ Du lịch Lào Cai: Đến Sapa săn mây tại các địa điểm vạn người mê Du lịch Quảng Ninh: Đắm say Bình Hương mùa cỏ cháy |
Đề án "Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hoá” nằm trong kế hoạch của ngành VHTTDL thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hoá, phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm du lịch.
Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hoá thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch. Một trong những nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch. Trong đó, nhấn mạnh việc “xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc”. Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Tổng cục Du lịch đang xây dựng Đề án "Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa”, nằm trong kế hoạch của ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. |
Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đề án được Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện.
Cụ thể, thương hiệu du lịch quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh gồm ẩm thực và di sản. Qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.
Mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam gồm: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực và Đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Dự thảo cũng nêu những giải pháp triển khai du lịch văn hóa như: giải pháp về nghiên cứu và dự báo; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về thương mại, truyền thông; giải pháp đầu tư, tài chính ứng dụng…