Nửa đầu tháng 9/2020 Việt Nam xuất siêu 14,5 tỷ USD Việt Nam xuất siêu đột biến đạt 10 tỷ USD Gần 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu 3,75 tỷ USD |
Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 51,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng 8. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, giảm 0,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24 tỷ USD, tăng 5,6%. Như vậy, trị giá xuất khẩu của cả nước đã tăng 18% và trị giá nhập khẩu tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 9 tháng là 388,73 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ.
Việt Nam xuất siêu hàng hóa gần 17 tỷ USD trong 9 tháng |
Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu ở mức kỷ lục 16,99 tỷ USD. Tổng cục Thống kê cho biết, nếu so với con số hơn 7 tỷ USD của năm ngoái, giá trị xuất siêu năm nay đã tăng hơn 2,3 lần.
Trong mức xuất siêu kỷ lục của 9 tháng qua, đóng góp lớn vẫn thuộc khu vực có vốn đầu t nước ngoài. Khu vực này, kể cả dầu thô, xuất siêu 27,51 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,52 tỷ USD.
Trong 9 tháng, Tổng cục Thống kê cho biết, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong số này, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,8%. Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 36,7 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,2 tỷ USD, tăng 25,9%; hàng dệt may đạt 22,1 tỷ USD, giảm 10,3%.
9 tháng qua, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 54,8 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,9 tỷ USD, tăng 12,7%. Thị trường EU đạt 26 tỷ USD, giảm 2,6%. Thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,5%. Hàn Quốc đạt 14,5 tỷ USD, giảm 2%. Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%.
Xuất siêu 9 tháng năm nay đã tăng hơn 2,3 lần so với cùng kỳ |
Trong khi đó, 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,35 tỷ USD, tăng 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,52 tỷ USD, giảm 4,8%.
Trong 9 tháng năm 2020, có 32 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 9 tháng năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 173,71 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,16 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm 6,5% (tăng 0,3 điểm phần trăm).
Còn về thị trường hàng hóa nhập khẩu 9 tháng năm 2020, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 56,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc - đạt 32,8 tỷ USD, giảm 7,1%. Thị trường ASEAN đạt 21,8 tỷ USD, giảm 8,7%. Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 2,8%. Thị trường EU đạt 10,8 tỷ USD, tăng 5,6%. Hoa Kỳ đạt 10,5 tỷ USD, giảm 1,6%.
Theo chuyên gia, Việt Nam vẫn là "điểm sáng" về tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19. Do vậy, cần các biện pháp để giữ động lực nền kinh tế như khu vực FDI, nông nghiệp và nắm bắt cơ hội xuất khẩu.
8 tháng năm 2020, ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD |
Nửa đầu tháng 8, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 10,6% |
Cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 434 triệu USD |