Cây lộc vừng có niên đại khoảng 600 năm, nằm trong khuôn viên di tích đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). |
Cây lộc vừng mang thế "Cửu long khởi vũ" (9 con rồng cùng múa) được chứng nhận là Cây di sản Việt Nam bởi tuổi đời, dáng cây cũng như ý nghĩa lịch sử gắn với truyền thống văn hóa nhân dân xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tương truyền, sau khi Trần Nguyên Hãn mất, nhân dân địa phương cảm phục tài đức của ông nên đã xây đền thờ và trồng 1 cây lộc vừng trước cửa Tam Quan. Gần 600 năm qua, cây lộc vừng vẫn xanh tốt như minh chứng cho uy danh bất diệt và khí tiết của người anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn.
Cây lộc vừng mang thế "Cửu long khởi vũ" (9 con rồng cùng múa) độc đáo bởi tuổi đời, dáng cây cũng như ý nghĩa lịch sử gắn với truyền thống văn hóa nhân dân xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. |
Dù trải qua bao biến thiên của thời gian, các cây di sản vẫn xanh tươi, rợp bóng mát và trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. |
Các nhà khoa học thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng đại diện chính quyền và nhân dân xã Sơn Đông (Lập Thạch) gắn bia cho cây Lộc vừng được công nhận là Cây di sản Việt Nam. |
Cây lộc vừng cổ thụ được chứng nhận là Cây di sản Việt Nam bởi tuổi đời, dáng cây cũng như ý nghĩa lịch sử gắn với truyền thống văn hóa nhân dân xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Vậy là đã gần 600 năm, cây lộc vừng đó vẫn trường tồn đến ngày nay như minh chứng cho uy danh bất diệt và khí tiết của người Anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn. Trải qua bao thăng trầm, chứng kiến bao sự đổi thay của lịch sử nhưng cây vẫn giữ được cốt cách thanh tao, tự tại “Lão mộc độc trụ”.
Người dân trong vùng luôn ý thức giữ gìn, bảo vệ cây lộc vừng. |
Trước cổng Tam Quan Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cây lộc vừng cổ thụ quanh năm soi bóng dưới lòng hồ bán nguyệt. |
Cây cao khoảng hơn chục mét. Thân to chừng 3 người lớn ôm không xuể. Vỏ cây xù xì bạc trắng vì tắm nắng gội mưa. Điều đặc biệt hơn mỗi mùa cây lại mang một hình vẻ. Vào chính mùa hoa, toàn cây đỏ rực nhìn như hình một trái tim son sắt với lời thề Trung quân.
Mùa xuân với những lộc non mơn mởn, trong tiết trời trong xanh. Còn khi trời phảng phất mưa bụi, những cành cây mềm mại vươn lên như những làn hương trầm lặng lẽ hòa vào trời đất tri ân công lao của vị dũng tướng nước Việt.
Nhân dân trong xã rất tự hào và có trách nhiệm bảo vệ, không ai dám bẻ một cành hay bứt một cành lá nào của cây lộc vừng. |
Cây lộc vừng có niên đại khoảng 600 năm. |
Trải qua 600 trăm năm tồn tại và phát triển, cây lộc vừng cổ thụ gắn bó mật thiết và là cầu nối dòng lịch sử gắn với đời sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.
Năm 2016, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Bằng chứng nhận Cây di sản Việt Nam dành cho cây lộc vừng trước Đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn.
Cây lộc vừng là công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà thiên nhiên dành tặng cho con người. Trải qua 600 trăm năm tồn tại và phát triển, cây gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa của người dân địa phương; là cánh tay nối liền đôi bờ lịch sử, từ triều đại Lê Sơ cho đến ngày nay.
Thân và cành của lộc vừng cổ thụ bạc thếch vì rêu phong. |
Trải qua gần 600 năm, vỏ cây dày và xù xì. Rêu xanh mọc phủ kín một số cành lớn. |
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: “Xét về độ tuổi, cây lộc vừng có thời gian tồn tại lâu đời nhất so với các cây lộc vừng khác trên cả nước. Hình thái, cảnh quan xung quanh cây rất đẹp. Không chỉ đơn thuần là cây cảnh, cây lộc vừng còn mang ý nghĩa lịch sử, gắn với truyền thống văn hóa của đất và người Sơn Đông. Cho đến nay, cây thuộc hàng “Độc nhất vô nhị”, đứng đầu về giá trị thẩm mỹ trong số những Cây di sản trên cả nước”./.