Tuyệt chiêu cây cảnh không sưu tầm cây tiền tỷ mà đi tìm cây dại về tạo dáng thu trăm triệu đều tay

Đến với thú chơi cây cảnh có người coi đó là niềm đam mê, không tiếc thời gian và tiền bạc để sưu tầm. Cũng có người coi cây cảnh là nghề để kiếm sống, họ bỏ công sức uốn tỉa, tạo dáng để nâng tầm giá trị cho cây. Có những người bằng tài năng và sự kiên trì đã tìm kiếm những cây dại, cây mọc hoang trong tự nhiên rồi thuần hóa, uốn tỉa để tạo nên những tác phẩm có giá trị kinh tế.
Chàng hot boy với biệt tài tạo dáng bonsai xứng tầm đẳng cấp nghệ nhân thủ phủ hoa cây cảnh Cử nhân lên Tây Nguyên trồng cà phê bất ngờ rẽ ngang làm cây cảnh thu lãi 250 triệu mỗi năm Đam mê cây cảnh, sang Mỹ rồi vẫn kỳ công tạo nên vườn bonsai đậm chất Việt
ngày nay, thú chơi cây cảnh, bonsai ngày càng phát triển, tạo nên một sân chơi hữu ích.
Ngày nay, thú chơi cây cảnh, bonsai ngày càng phát triển, tạo nên một sân chơi hữu ích.

Cây dại được lột xác thành tác phẩm bonsai

Anh Trần Minh Hiếu (34 tuổi, ở Tp.Đà Nẵng) đang trồng hơn 300 ké bonsai các loại cùng nhiều hình dáng đa dạng, bắt mắt với giá trung bình từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/cây. “Tính từ đầu năm 2022 đến giờ, mỗi tuần tôi bán khoảng 20 cây”, anh Hiếu nói.

Với bàn tay khéo léo cộng thêm ham học hỏi anh Hiếu đã “phù phép” những cây dại bỗng thành bonsai bạc triệu mang lại kinh tế lớn cho gia đình.

Anh Hiếu cho biết đa số khách hàng thích kiểng hoa ké có dáng văn nhân - phong tranh vì khi nhìn vô cho người ta có cảm giác thoải mái. Dáng đó làm cho cây ít cành hơn nhưng nhìn tổng thể kiểng ké trông rất đẹp, thấy được sự gai góc của cây dại.

Anh Trần Minh Hiếu chăm chỉ tạo dáng cây bonsai dại để có thêm nguồn thu nhập.
Anh Trần Minh Hiếu chăm chỉ tạo dáng cây bonsai dại để có thêm nguồn thu nhập.

Không riêng gì anh Hiếu, anh Bùi Thiện Tính, 35 tuổi, quê ở Đắk Lắk cũng đam mê cây dại. Hiện anh đang sở hữu khoảng 500 cây và phôi bonsai hoa mắc cỡ. Chàng trai 8X cho hay anh biết đến hoa mắc cỡ vào đầu năm 2020 khi tình cờ thấy trên mạng xã hội. Sau một thời gian tìm hiểu và trồng thử, anh Tính nhận ra tiềm năng phôi của cây mắc cỡ nên mở rộng trồng bán kiếm tiền.

“Tôi mất 3 tháng để tìm hiểu và học hỏi từ nhiều người về cách trồng cây trinh nữ mới rút ra kinh nghiệm. Lúc mới trồng, tôi gặp nhiều khó khăn vì cây rất khó sống nhất là cây to, già. Sau thời gian trồng, tôi nhận ra đặc tính cây mắc cỡ không phải cây thân gỗ nên nhanh mất nước, do lúc khai thác chưa biết cách bảo quản”, anh Tính nói.

Anh Tính cho biết, cây trồng 2 tháng sống khỏe giá giao động từ 200.000 - 500.000 đồng tùy phôi to nhỏ hoặc đẹp, xấu. Nếu chăm tốt, cây 6 tháng sẽ đẹp hơn nhiều, giá cũng cao có vài cây lên đến cả triệu, cây lớn nhất nặng 1,2 kg. Trung bình mỗi ngày anh bán được khoảng 5 cây. Có ngày khách mua nhiều không kịp đóng hàng.

Đặc biệt với cây mắc cỡ nhỏ thì có thể ghép vào đá hay lũa để chúng trở nên cuốn hút và có giá trị hơn. “Một cây bonsai trinh nữ đẹp thì tùy vào gu thẩm mỹ của từng người nhưng với tôi trước hết là nhìn vào thấy đẹp mắt, hoa nhiều khỏe khoắn mới tới dáng thế (gốc to hay quái). Sau đó là độ râm cành…”.

Bỏ công sức sư tầm cây dại về thuần dưỡng, uốn tỉa cũng đem lại thu nhập cho nhiều người.
Bỏ công sức sư tầm cây dại về thuần dưỡng, uốn tỉa cũng đem lại thu nhập cho nhiều người.

Cũng có chung niềm đam mê mãnh liệt với cây cảnh, để thỏa mãn niềm yêu thích với loại cây mắc cỡ, anh Xuyên ở Tp.HCM và con gái đã lang thang trên các cánh đồng cỏ ở địa phương để đào phôi đất cây trinh nữ, kể cả những ngày cuối tuần. “Khó khăn ban đầu là chưa có kinh nghiệm nên phôi đào về chăm rất cực, chết khá nhiều. Đôi khi mình phải lên mạng năn nỉ mấy anh em chia lại phôi để về trồng", anh Xuyên kể.

“Hiện tại nhiều người hỏi mua với giá từ 1 - 2 triệu đồng nhưng tôi không bán. Có một anh ở Đà Lạt còn nói “cứ gửi ra đi, tiền bán không thành vấn đề”, nhưng tôi… thôi. Những cây được xem là thành phẩm đẹp thì hầu hết được chủ cây nắm giữ chưa muốn mua bán”, anh Xuyên cho biết.

Nghề chơi lắm công phu đòi hỏi sự kiên trì

Cuộc sống con người luôn cần có sự hòa hợp với thiên nhiên, cây cối. Thông qua việc chăm sóc cây cảnh, các nghệ nhân đã sáng tạo ra cho cuộc sống con người những cảnh quan thiên nhiên đầy sinh động và hấp dẫn. Bởi thế ngày nay, thú chơi cây cảnh, bonsai ngày càng phát triển, tạo nên một sân chơi hữu ích vừa thỏa mãn niềm đam mê, vừa có thể phát triển kinh tế.

Từ xưa con người đã đưa cây cối từ thiên nhiên vào trong chậu để tạo tác những dáng thế như ý muốn, để thưởng ngoạn, dần trở nên một thú chơi tao nhã. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, trở thành một nếp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt. Cây trồng trong chậu thường được người Nhật gọi là "Bonsai", còn ở Việt Nam ta thường gọi là "Bồn cảnh", "Chậu cảnh". Xưa kia, thú chơi này chỉ có ở những gia đình quyền quý, ngày nay, đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt ở lớp người lớn tuổi. Để có được những chậu cây cảnh như ý, người ta có thể ươm trồng, cũng có thể khai thác từ thiên nhiên.

Chơi bonsai - Mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Chơi bonsai - Mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Bonsai có nhiều nghĩa, tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản là cây cảnh được trồng trong chậu, khe đá, tảng đá, được cắt tỉa, uốn nắn từ rễ, thân, cành cho đến ngọn, tạo dáng như những cây cổ thụ thu nhỏ, “bắt chước” như cây ngoài thiên nhiên với dáng dấp, hình thái ấn tượng, bố cục hài hòa. Thú chơi cây cảnh, bonsai cũng lắm công phu.

Trước hết, nó đòi hỏi người chơi phải thực sự đam mê, có kiến thức về chăm sóc cây cảnh, có thời gian và không gian. Những chậu cây cảnh, bonsai có dáng thế đẹp được ví như những tác phẩm nghệ thuật. Chúng mang vẻ đẹp kỳ diệu từ thiên nhiên, kết hợp với sự sáng tạo tài hoa của các “nghệ nhân”, đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn.

Người chơi cây cảnh còn tổ chức đấu giá cây bonsai để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bệnh tật.
Người chơi cây cảnh còn tổ chức đấu giá cây bonsai để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bệnh tật.

Theo quan niệm của giới sành chơi: Tác phẩm nghệ thuật bonsai tựa như bức tranh trừu tượng của người họa sĩ, tựa như lời bài hát đầy hàm ý của các nhạc sĩ. Không dễ để giải nghĩa một cách rõ ràng nhưng tựu lại, mỗi nghệ nhân đều mong muốn tác phẩm mà mình tác tạo phải mang tính độc đáo, kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự tài hoa của người làm ra. Ở mỗi tác phẩm của mình, các nghệ nhân đều muốn gửi gắm cho đời những ý nghĩa riêng sâu sắc. Bởi vậy, nghề chơi sinh vật cảnh, bon sai là sự kết nối những ý tưởng sáng tạo không giới hạn./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Tổng sản lượng vải (Hải Dương) dự kiến năm 2025 đạt khoảng gần 60.000 tấn, trong đó vải sớm chiếm 31.500 tấn, chính vụ khoảng 23.500 tấn. Việc sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản tuân thủ theo quy trình an toàn, với 721 ha được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Ngày hội thanh trà không chỉ là cơ hội thưởng thức những trái thanh trà ngon, những sản phẩm chế biến từ thanh trà mà còn là dịp để các nhà vườn, các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Tỉnh Thái Nguyên vừa cho ra mắt sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà và tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Việt Nam – Đi để yêu”.
Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Trong 8 năm, Đề án Tây Bắc đã phát hiện và đánh giá 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn vàng.
Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Sau nhiều năm không ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, mới đây, các viên chức thuộc phòng Khoa học và Bảo tồn thiên nhiên – Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện trà mi hoa vàng, một loài thực vật cực kỳ quý hiếm thuộc họ Chè, tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Để được cấp mã số vùng trồng, nông sản TP. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) phải được sản xuất theo một quy trình nhất định với những yêu cầu về diện tích, điều kiện canh tác, sổ sách ghi chép, vệ sinh đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất, về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Bằng nhiều biện pháp triển khai, các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).... đã từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh Sơn La hội nhập trong nước và quốc tế.
Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Trong xu hướng chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, các làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nam cũng không thể ngoại lệ. Để phát triển làng nghề, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

Trong bức thư chúc mừng tỉnh Bạc Liêu và tất cả những người làm muối khắp mọi miền đất nước nhân sự kiện Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ nhất đang diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6 đến 8/3, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan viết “Nhìn những cánh đồng muối lấp lánh dưới ánh mặt trời, chợt nhớ đến câu nói của một người làm muối lớn tuổi: “Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”.
Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

An Nhơn (Bình Định) là "đất hai vua", có điều kiện để quy tụ nghệ nhân giỏi khắp nơi, hình thành những làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm qua. Trong đó, có nghề làm bún song thằn "tiến vua" nổi tiếng.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28/2/2025 , Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động