Thuốc Đông y: Tác dụng của cây ba kích - món sâm dân giã của người Việt

TH&SP Ba kích là một loại biệt dược có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, giảm suy nhược cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Chính vì vậy, đây chính là loại dược liệu quý, được dùng nhiều để điều chế các loại thuốc Tây y và được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y.

Thông tin chung về cây sâm ba kích

Ba kích hay còn gọi là cây bất điêu thảo, ba cức, diệp liễu thảo. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được phân bố ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, chủ yếu là ở Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh.


Vườn ươm cây giống ba kích

Vườn ươm cây giống ba kích


Đặc điểm của cây ba kích

Cây ba kích là một loài cây thân thảo và sống rất lâu năm, mọc theo dạng leo, quấn. Loài cây này có những đặc điểm như: Thân màu tím, có lông. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục và thuôn nhọn, có độ dài khoảng 6 - 14cm và rộng 2,5 - 6 cm. Khi non, lá có màu xanh lục, khi già có màu trắng mốc. Hoa mọc thành từng tán, lúc non màu trắng, sau một thời gian thì ngả vàng. Quả có màu đỏ, hình cầu. Củ hình trụ, đường kính 1 - 2cm và có độ dài không nhất định.

Thành phần của cây ba kích

Cây ba kích chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, giúp bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả. Theo Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam, trong ba kích chứa các thành phần: Rubiadin, Gentianine, Choline.

Sắt, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Kali, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, Natri, Mg, Kẽm, Axit hữu cơ.

Thu hái và sơ chế ba kích

Theo các nhà nghiên cứu, để thu được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ cây ba kích thì nên trồng cây này ít nhất 3 năm, sau đó mới thu hoạch. Thời gian thu hoạch thông thường là vào tháng 10 - tháng 11.

Sau khi rửa sạch rễ (củ) ba kích thì mang đi rửa sạch. Dùng dao nhọn để tách bỏ phần lõi và chỉ lấy phần thịt để làm thuốc hoặc ngâm rượu.

Tác dụng dược lý của cây ba kích


Ba kích từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Ba kích từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người


Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, ba kích có vị cay, ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng sức đề kháng, chống viêm. Bên cạnh đó, ba kích còn là loài cây có tính ôn, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có công dụng giúp ngủ ngon, tăng cường chức năng hệ xương khớp.

Theo Y học hiện đại

Các nhà nghiên cứu cho biết, ba kích là loài cây chức nhiều thành phần hóa học, giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sinh lý ở nam giới.

Chống viêm: Do chứa chất chống oxy hóa, vitamin C nên ba kích có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.

Giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe: Ba kích cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con người. Đồng thời còn giúp người dung giảm mệt mỏi nhờ thành phần vitamin B1.

Tăng cường sinh lý nam: Đây là công dụng quan trọng nhất của ba kích. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ba kích chứa hàm lượng anthraglucosid, và các chất vô cơ như sắt, kẽm, đồng, natri, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý và giảm mãn dục sớm ở nam giới.

Ba kích hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối: Đây là loài cây chứa hàm lượng choline cao, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tăng cường chức năng của hệ xương khớp.

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý từ cây ba kích


Trong Đông y ba kích được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý

Trong Đông y ba kích được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý


Ba kích là cây thuốc nam được sử dụng nhiều để chữa bệnh trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm, cách dùng loài cây này để chữa bệnh hiệu quả.

Ba kích hỗ trợ trị bệnh liệt dương

Theo Đông y, dùng ba kích thường xuyên sẽ giúp bổ thận tráng dương, trị xuất tinh sớm ở nam giới và giúp nam giới tăng cường sinh lực.

Nguyên liệu: Đẳng sâm, thần khúc, thỏ ty tử, phúc bồn tử, ba kích (các loại đều đã được phơi khô, mỗi loại 60g); 600g củ mài khô; 10g mật ong rừng.

Cách dùng: Mang tất cả các loại thảo dược trên tán mịn. Cho mật ong vào trộn đều, cho vào lọ thủy tinh và dùng dần. Mỗi ngày uống 2 - 3 thìa hỗn hợp trên.

Ba kích hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối

Ba kích chứa hàm lượng choline cao nên nó có tác dụng hỗ trợ điều trị đau xương khớp, mỏi gối rất hiệu quả. Đồng thời, nó còn giúp xương dẻo dai hơn.

Nguyên liệu: Đỗ trọng, thỏ ty tử, tỳ giải, nhục thung dung, ba kích (tất cả đều đã phơi khô, mỗi loại 80g); 1 bộ hươu bao tử.

Cách dùng: Nghiền mịn các vị thuốc trên, sau đó cho vào hộp đựng kín rồi dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần pha 6g với nước lọc.

Hỗ trợ điều trị suy nhược nhờ ba kích

Với những người gầy gò, ốm yếu, mất ăn, mất ngủ, dùng ba kích thường xuyên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trên hiệu quả. Chính vì những tác dụng tuyệt vời như vậy mà ba kích thường được sử dụng trong các loại thuốc Đông y và Tây y giúp tăng cân, chữa mất ngủ.

Nguyên liệu: 150g ba kích khô; 250g lá dâu non; 150g mè đen rang thơm; 150g hà thủ ô; 150g ngưu tất; 500g bột rau má; 250g mật ong.

Cách dùng: Các vị trên mang đi hoàn mềm. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoàn.

Ba kích trị cao huyết áp

Từ lâu, ba kích là loại thảo dược nổi tiếng với tác dụng chữa cao huyết áp hiệu quả. Vì vậy, nếu bị cao huyết áp, có thể áp dụng bài thuốc sau.

Nguyên liệu: Đương quy, hoàng bá, tri mẫu, tiên ma, dâm dương hoắc, ba kích (mỗi loại 12g); 600ml nước lọc.

Cách dùng: Rửa sạch các vị thuốc, để ráo nước. Cho các loại thuốc trên vào nồi cùng nước lọc, đun sôi và để nhỏ lửa khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 60ml.

Một số lưu ý khi dùng ba kích


Nếu mọi người đang có nhu cầu sử dụng ba kích thì nên cẩn trọng để tránh những tác dụng không như mong muốn.

Nếu mọi người đang có nhu cầu sử dụng ba kích thì nên cẩn trọng để tránh những tác dụng không như mong muốn.


Dù ba kích có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng loài cây này. Bởi trên thực tế đã có nhiều người dùng ba kích, khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, nếu thuộc một trong những đối tượng sau thì không nên sử dụng ba kích: Người bị sốt nhẹ; những đối tượng bị mắc bệnh liên quan đến dạ dày như táo bón; bệnh nhân huyết áp thấp.

Khi sử dụng ba kích, không nên làm dụng vị thuốc này, bởi nếu dùng quá liều sẽ dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo đó, chỉ nên dùng tối đa 15g ba kích mỗi ngày.

Ngoài ra, không nên dùng ba kích trong giai đoạn đang dùng thuốc. Không nên dùng nồi kim loại để sắc thuốc, nếu làm vậy sẽ khiến công dụng của thuốc bị giảm đi. Không được dùng ba kích trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin về cây ba kích. Hy vọng sẽ có những kiến thức bổ ích để áp dụng vào các bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả như mong muốn và không gây ra những tác dụng phụ không đáng có mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Yên Thư

Yên Thư

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn là một loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể nhìn thấy loài cây này khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết thương và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Lức dây là cây thuốc Nam quý trong dân gian Việt Nam, cây này thường mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động