Những tác dụng tuyệt vời của hoa hòe Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư |
Đặc điểm của cây thồm lồm
Thồm lồm còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lõm, chuồng chuồng, hoa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang). Tên khoa học là Polygonum sinense L., thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
Thồm lồm gai là cây thảo, mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây sống lâu năm, leo lên những cây khác.
Thân có nhiều gai quặp, sắc nhọn nhiều ở phần ngọn, ít ở phần gốc.
Lá hình tam giác, mọc so le, gân và cuống lá cũng có gai, kích thước là: dài 9 – 11cm, rộng 3 – 6cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông ngắn, ở phía dưới cuống cụm hoa có một bẹ chìa phát triển giống bẹ chìa của lá; lá bắc mỏng, hẹp, tỏa rộng; hoa màu trắng; bao hoa có 5 mảnh dạng cánh; nhị 8.
Quả có 3 rãnh dọc, khi chín màu xanh cửu long rồi chuyển đen, bao bọc bởi bao hoa tồn tại.
Toàn cây thồm lồm được sử dụng để làm vị thuốc trong y học cổ truyền. Cây mọc quanh năm, có thể thu hái toàn thân cây và lá tươi để chế biến hoặc phơi khô sử dụng.
Đối với dược liệu tươi nên sử dụng trong ngày còn dược liệu đã được sấy khô thì cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô mát.
Thồm thồm phân bố chủ yếu ở các nước như Lào, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,... Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng đồng bằng, rừng thưa. Cây sống trên đất ruộng, bụi cây và bờ rào ven đường.
Thành phần hoá học:
Thồm lồm chứa myricyl alcol, oxymethylanthraquinon, rubin, anthraquinon, rheum emodin, glucosid. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy vitamin C, caroten trong thồm lồm.
Theo y học hiện đại:
Một số thành phần trong cây thồm lồm được cho là có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Vì thế mà có thể áp dụng chữa các bệnh ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn. Điển hình như chốc mép, chốc đầu hay eczema nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, ở Indonexia, nước ép của cây thồm lồm còn được cho là có thể cải thiện triệu chứng của một số bệnh về mắt.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cây thồm lồm gai có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây thồm lồm chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Ở Ấn Độ, cây này được xem như có tác dụng chữa trị vết thương và chống bệnh scorbut.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, lương huyết, tiêu phù, lợi niệu, minh mục thoái mờ.
Chủ trị: Lở vành tai, mụn nhọt, bạch đới, chốc lở, viêm gan, viêm ruột, lỵ, đục giác mác, viêm họng, bạch hầu…
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Có thể giã nát rồi chắt nước uống, phơi khô sắc lấy nước uống hoặc rửa ngoài, hay giã tươi để đắp ngoài da.
Liều thường dùng được khuyến cáo cho một ngày là 12 – 20g ở dạng thuốc sắc. Còn trường hợp dùng ngoài da thì không kể liều lượng.
Bài thuốc sử dụng cây thồm lồm
Chữa rắn cắn
Lá tươi của cây thồm lồm cùng với hoa dâm bụt và lá trầu không, giã nát, đắp. Nếu bị rắn cắn, lấy lá nhai, nuốt nước, dùng bã đắp.
Hỗ trợ điều trị trĩ (giai đoạn đầu, mới mắc)
Thồm lồm gai 20-30g, lòng lợn 100g. Lòng lợn làm sạch, ướp gia vị cho vừa, xào qua, cho thồm lồm gai, đổ nước ngập hầm nhừ lên ăn trong bữa cơm. Cách ngày ăn một lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Điều trị viêm tai
Dùng cao lỏng, lấy bông tai chấm cao bôi và vệ sinh bên trong tai, hoặc dùng nước ép cây tươi chấm bông gòng để bôi. Mỗi ngày nên bôi 1 đến 2 lần.
Chữa mụn nhọt
Sắc 20g lá thồm lồm gai và 10g lá khổ sâm với nước uống 2 lần mỗi ngày. Song song với đó, giã nhuyễn lá thồm lồm gai để đắp lên chỗ bị mụn nhọt 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Hỗ trợ điều trị xơ gan
Lấy 20g thồm lồm gai, đại phúc bì 10g, thổ phục linh 12g, kim tiền thảo 10g, 15g nhân trần, 6g hoàng liên, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g. Rửa sạch tất cả và cho vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Một lộ trình như thế dùng 10 ngày.
Chữa viêm da dị ứng
Thồm lồm gai 30g, dã cúc hoa 30g, cỏ seo gà 20g. Tất cả rửa sạch, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước, cho ra bát. Cho tiếp 500ml nước sắc còn 150 nước, trộn 2 nước vào chia 3 lần uống trong ngày. Cho tiếp 500ml nước vào thuốc sắc còn 300 ml nước dùng để rửa chỗ da bị tổn thương. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chốc đầu
Nấu lá trầu với nước để rửa sạch vùng da đầu bị chốc. Giã nhuyễn 30g lá thồm lồm gai, sau đó vắt lấy phần nước cốt bôi vào vùng da ấy. Mỗi ngày bôi 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa viêm nang lông
Sắc uống 20g thồm lồm gai và 15g bồ công anh để uống trong ngày. Bên cạnh đó, phối hợp thuốc bôi bên ngoài theo tỉ lệ: 2-thồm lồm gai, 1-ô tặc cốt (mai mực). Sau đó, tán 2 thứ này thành bột mịn, trộn vào đó 1 ít dầu vừng. Khi bôi vào vết thương thì dùng bông chấm thuốc lên chỗ bị viêm nang lông. Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày.
Chữa đau dạ dày
Chỉ cần đun thồm lồm tươi với nước để uống thay nước hằng ngày. Khi đun chú ý chỉ cần đun sôi cho đến khi lá chuyển sang màu vàng, không nên đun quá kỹ.
Chữa ho gà
Thồm lồm gai 30g, rửa sạch, cắt khúc, sao với rượu, rau diếp cá 20g. tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, đun còn 200ml, thêm chút đường chia ra 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Viêm da đầu
Rửa sạch và thái nhỏ 100g thồm lồm gai và 30g lá thông đuôi ngựa. Sắc lấy nước để gội đầu, có thể dùng để gội hàng ngày hoặc cách một ngày gội 1 lần.
Điều trị kiết lỵ, viêm họng
Lấy toàn cây gồm thân lá thồm lồm phơi khô, sao vàng hạ thổ sắc uống. Liều dùng khoảng 15g cây khô, sắc với khoảng 400ml nước, đun cạn lấy 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa phù do viêm thận mạn
Thồm lồm gai 20g, hạt bí đao 15g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20g, xa tiền tử 15g, bạch mao căn 20g, hải kim sa 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc 250ml nước, chia ra 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Lở ngứa
Lấy 20g lá thồm lồm gai, 15g rau sam, kinh giới 15g, hoa kim ngân 8g. Cho đồng thời tất cả các vị này vào nồi rồi nấu nước để tắm 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý khi dùng cây thồm lồm
Đối với người có tiền sử bị dị ứng thì không nên sử dụng. Những trường hợp bệnh nặng hoặc dùng đủ thời gian và liều lượng nhưng vẫn không thấy có tiến triển thì nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
Không nên tự ý sử dụng cây thồm lồm như một loại thuốc chữa bệnh, khi mắc bệnh bạn cần phải được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi |
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe |
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo |