Với những tác dụng tuyệt vời như vậy mà chè dây là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như dùng để chữa bệnh. Dân gian dùng cây chè dây chữa bệnh gì, dưới đây là những bài thuốc rất hay mà bạn có thể tham khảo.
Trà chè dây chữa bệnh đau dạ dày tá tràng
Đây là công dụng nổi bật nhất của cây thuốc, được đồng bào dân tộc thiểu số phát hiện và sử dụng từ lâu đời cho đến hiện tại. Những năm gần đây, dược liệu đã tạo nên một cơn sốt trong giới bệnh nhân bị đau và viêm dạ dày, hành tá tràng, rất nhiều người tìm về vùng núi Tây Bắc để tìm mua vị thuốc này.
Người bệnh uống chè dây mỗi ngày sẽ giảm đau, hết ợ hơi, ợ chua, trào ngược, chướng bụng, làm lành vết loét và sẹo ở dạ dày, đặc biệt tiêu diệt khuẩn HP rất hiệu quả.
Để pha trà phải dùng dược liệu khô, nếu mua cây lá tươi thì phải sơ chế đem phơi khô dưới nắng, sấy khô hoặc sao vàng trên bếp cho đến khi khô hoàn toàn.
Chè dây là một loại thảo dược đặc biệt, lá non cây chè dây có màu đỏ tía đặc trưng
Theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày, mỗi ngày dùng 30 - 50g dược liệu khô hoặc pha 10g cho mỗi lần uống. Cho dược liệu vào ấm trà, đổ nước sôi và tráng qua, bỏ nước đầu. Đổ thêm khoảng 500 - 600ml nước sôi vào, hãm trà khoảng 20 phút là có thể dùng được.
Nước chè sau khi hãm sẽ có màu nâu cánh gián, mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu, có vị ngọt thanh dễ uống. Mỗi một liệu trình dùng liên tục chè dây trong khoảng 2 - 3 tuần.
Trà có thể thưởng thức nóng hoặc để tủ mát uống đều được nhưng ngon nhất vẫn là dùng ngay khi còn ấm nóng.
Nước chè dây có vị ngọt thanh nên không cần cho thêm đường hay mật ong, tốt nhất nên dùng nguyên chất để đảm bảo dược tính.
Người bị viêm dạ dày khuẩn HP nên dùng trà vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút để không khó chịu, cồn cào bụng. Lúc này, khuẩn xoắn HP ẩn náu nhiều ở niêm mạc dạ dày, việc bài tiết sẽ thuận tiện hơn.
Người bệnh cũng có thể uống trà vào buổi tối để giúp thư giãn thần kinh, an thần, ngủ sâu giấc hơn.
Nếu không có dược liệu khô, cũng có thể thay bằng trà túi lọc bán sẵn để sử dụng.
Ngoài ra, nếu bạn không thích thưởng trà mỗi ngày hay quá bận rộn thì có thể đem dược liệu sắc thành nước thuốc để uống hàng ngày đều được.
Trà dây chữa các vấn đề về răng miệng
Đồng bào dân tộc thiểu số có bí quyết giữ gìn răng miệng và chữa các vấn đề về răng miệng rất hay từ cây chè dây.
Uống nước trà dây mỗi ngày hoặc nhai nát vài lá tươi, nhả bã có tác dụng chữa hôi miệng, viêm sưng lợi, đau răng, trắng sáng răng hiệu quả.
Thu hái chè dây của người dân miền núi
Chữa bệnh sốt rét
Cây chè dây trị bệnh gì hiệu quả mà được săn lùng đến vậy? Bên cạnh công dụng chữa đau dạ dày nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất thì cây chè dây rừng còn được dùng để chữa sốt rét rất tốt.
Sử dụng 60g trà dây, 60g hồng bì, 12g mỗi loại lá đại bì, lá tía tô, rễ cỏ xước, rễ xoan rừng, lá cây hoặc vỏ thân cây vối. Tất cả rửa sạch sẽ, sắc cùng 400ml nước, cô đặc lại còn 100ml thì có thể dùng được. Mỗi ngày cho người bị sốt rét uống 1 lần, dùng trong 3 ngày sẽ có biến chuyển tích cực.
Tác dụng của chè dây trong điều trị cảm mạo
Uống nước sắc trà dây rất tốt cho người bị cảm mạo, giúp hạ sốt nhanh, hết đau sưng ở hầu họng, giải cảm.
Cách chữa rất đơn giản, chỉ cần uống 15 - 20g dược liệu sắc thuốc trong vài ngày thì sẽ khỏi.
Đắp thuốc lá chè dây chữa đau nhức xương khớp
Đắp lá cây hơ nóng giảm đau xương khớp hiệu quả
Có rất nhiều cây thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh xương khớp trong đó có cây chè dây leo.
Cách làm rất đơn giản như sau: Dùng một nắm lá cây tươi đem hơ nóng trên lửa cho quắt lại, sau đó gói vào miếng vải. Đắp trực tiếp lá thuốc trên vùng bị đau nhức cho đến khi thuốc nguội hẳn.
Dùng liên tục nhiều ngày sẽ giảm đau, hết tê nhức tay chân, đặc biệt hiệu quả với người bị chấn thương, ngã gây tổn thương ở xương khớp.
Chữa tiêu chảy, đau quặn thắt bụng
Người bị tiêu chảy không dứt, đau quặn ở bụng thì có thể chữa khỏi nhanh chóng nhờ cây trà dây theo cách sau:
Dùng 50g cây thuốc tươi cùng 15g gừng tươi, sơ chế, rửa sạch, gừng xắt thành lát. Sắc 2 vị thuốc cùng với 2 bát con nước trên lửa vừa trong khoảng 15 phút là có thể uống.
Người bệnh chia nước thuốc uống thành 2 - 3 lần trong ngày, người cao tuổi và trẻ em giảm một nửa liều lượng.
Trà dây là dược liệu lành tính, không gây dị ứng hay ngộ độc, có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, không lạm dụng và dùng quá liều, bởi có thể khiến cơ thể mẫn cảm với kháng sinh, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc kháng sinh sau này. Trước khi sử dụng loại thảo dược này để hô trợ điều trị bệnh, để an tâm nhất mọi người nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y hay bác sĩ có chuyên môn.
Yên Thư