Thú vị Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Tết Nguyên đán với người Jrai không phải vào đầu năm, cũng không có đêm giao thừa cố định, mỗi làng, mỗi nhà lại chọn một ngày riêng để tổ chức. Dù vậy, đây luôn là thời điểm người dân nghỉ ngơi, chia sẻ mâm cỗ và cầu chúc cho một năm mới no đủ, an lành.
Thủ tướng yêu cầu đảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025 Thời tiết 3 miền diễn biến thế nào trong dịp Tết Nguyên đán? Những loại thuốc nên chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Thú vị Tết nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai
Người Jrai không thống nhất ngày Tết Nguyên đán, mà chỉ thống nhất tháng Tết Nguyên đán là tháng 4.

Tết Nguyên đán là cái Tết được biết đến rộng rãi nhất. Dọc theo chiều dài đất nước, từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, ở đâu trên dải đất hình chữ S cũng đều có những ngày Tết. Tuy nhiên, mỗi nơi lại đón Tết theo những cách khác nhau. Có nơi đón Tết theo lịch Mặt Trăng, nơi khác lại theo lịch Mặt Trời, hoặc dựa trên mùa vụ, con nước.

Tết Nguyên đán thấm đượm nét đẹp truyền thống của dân tộc, mang trong mình hơi thở tâm linh và tín ngưỡng. Mỗi khi Tết đến, niềm vui lan tỏa khắp nơi, cùng những hy vọng về những điều tốt lành cho năm mới. Nếu ở đồng bằng, Tết đến khi mùa xuân gõ cửa, với những hạt mưa phùn nhẹ nhàng lất phất giữa màn sương sớm, tia nắng đầu tiên rọi qua những đám mây mang theo ánh vàng của năm mới, thì với người Jrai, Tết lại có một phong vị hoàn toàn khác. Người Jrai là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng núi Tây Nguyên.

Ở Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, dân số người Jrai là 513.930 người, chiếm 0,53% dân số cả nước, bao gồm 252.234 nam và 261.696 nữ. Người Jrai chủ yếu sinh sống ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và một phần ở Đắk Lắk. Họ là một trong các dân tộc thiểu số lớn tại khu vực này và có một nền văn hóa phong phú, đặc biệt là trong các hoạt động văn hóa, lễ hội và tín ngưỡng.

Dân tộc Jrai là một dân tộc có bề dày văn hóa truyền thống. Trong bức khảm văn hóa Jrai, Tết Nguyên đán là một nét đậm tươi sáng. Lịch của người Jrai theo nông lịch, 1 năm có 12 tháng.

Hằng năm, qua mùa khô hanh, khi có hạt mưa đầu tiên rơi xuống là lúc bắt đầu tháng 1 của người Jrai. Người Jrai gọi cơn mưa này là lệ rah. Hằng năm, cơn mưa đầu tiên trên rẻo đất Tây nguyên thường trúng vào tháng 4 dương lịch. Trong mười hai tháng theo lịch của người Jrai thì 10 tháng đầu tiên được gọi tên bằng số từ 1 đến 10, còn hai tháng cuối thì có tên riêng lần lượt là tháng Ning Nung và tháng Wor.

Ning Nung là hình tượng con cá dưới nước, con thú trên rừng. Tháng Ning Nung có thể xem là tháng săn bắt. Wor nghĩa đen của từ này là “quên”. Sau một năm vất vả con người ta cũng cần quên: quên rìu rựa, quên lo toan đời thường để ăn chơi để chăm lo những việc tinh thần. Như vậy tháng 4 dương lịch thường trúng với cái tết của người Jrai.

“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật” chính là tháng cuối cùng trong năm, cũng là tháng người Jrai chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Đất trời Tây Nguyên tháng tư, lúc có cơn mưa đầu mùa, trên rừng thì lá cây đã được gột rửa, dưới đất thì bụi đỏ bazan đã chịu nằm yên, thời tiết khô ráo, mát mẻ. Lúc này mà tổ chức các cuộc vui đón Tết cũng có thể nói là đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Người Jrai không thống nhất ngày Tết Nguyên đán, mà chỉ thống nhất tháng Tết Nguyên đán là tháng 4. Trong phạm vi tháng 4, ngày Tết tùy theo gia đình, tùy theo làng lựa chọn mà thành. Vì không có ngày đón Tết thống nhất chung cho cả cộng đồng nên người Jrai không quan tâm đến đêm giao thừa.

Bước vào năm mới, người Jrai không đón Tết Nguyên đán riêng. Đón mừng năm mới, các gia đình Jrai thường tổ chức kèm theo một Lễ nào đó như : Lih (lễ tạ ơn), hay lễ Pơ- thi (lễ bỏ mả), hay Đị tố sang (lễ mừng nhà mới). Gia đình nào không có Lễ kèm theo Tết Nguyên đán thì việc tổ chức đón Tết nguyên đán có phần tùng tiệm hơn.

Phong tục đón Tết của của người Jrai

Thú vị Tết nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai
Men rượu cần là thứ không thể thiếu trong ngày lễ, Tết của người Jrai.

Theo phong tục Jrai, con vật nào định mổ để cầu cúng trong ngày Tết thì cần có sự chăm sóc đặc biệt. Thường thì khi nuôi nó, chủ nhà có làm một lễ nhỏ cầu xin các thần phù hộ cho nó hay ăn chóng lớn. Khi nuôi, nếu không may con vật này chết đi, muốn nuôi con vật khác để dùng trong ngày Tết thì lại phải cúng nữa. Ngày Tết, người Jrai dùng nhiều rượu. Rượu uống ngày Tết là rượu cần ủ sẵn trong ghè.

Có nơi ủ cả năm, nếu là men tự làm bằng nguyên liệu lấy trong rừng thì để càng lâu càng tốt. Tinh bột dùng để nấu rượu là thóc chỉ trật vỏ trấu, còn ngô thì chỉ giã dập chứ không xay nhỏ. Nhờ khéo tay, cơm ráo, men rượu lại tốt nên rượu cần của người Jrai thường rất ngọt và không có vị chua. Rượu cần của đồng bào thường không có nồng độ cao, lại dễ uống nên uống được nhiều, nhưng xem chừng đấy, đã say rượu ghè Jrai thì say ngất say ngư.

Ngày Tết người Jrai không làm bánh, họ chỉ dùng cơm và chế biến thức ăn nhiều hơn ngày ngày thường. Thay vì làm bánh, người Jrai làm rất nhiều cơm lam. Cơm lam được nấu trong ống lồ ô to bằng cán dao. Thức ăn ngày Tết của người Jrai thường là món thịt nướng, mòn phèo, món canh bí nấu với xương trong nồi to.

Người Jrai ưa thích món thịt lợn luộc thái miếng trộn với thính làm từ bột ngô rang, họ thường chọn những con lợn béo để chế biến món ăn này. Người Jrai còn ưa thích món ăn có tên là nhăm tơ-pung, gần giống như món cháo. Gạo giã nhỏ như bột trộn với thịt với rau, có nơi không có rau thì lấy xơ mít xé nhỏ rồi nấu nhuyễn lên. Có thể nói, nón ăn này là món phổ biến nhất của nhiều làng Jrai. Mâm cỗ nào không có món nhăm tơ-pung này là cảm thấy thiếu thiếu.

Trong tháng Tết, khi một nhà tổ chức ăn uống, chỉ cần được thông báo, không cần biết gia chủ có mời hay không, người nhà khác cứ đến ăn. Khi đến, họ mang thức ăn hoặc gạo đến để góp. Ai góp gì, góp bao nhiêu cũng được. Chủ khách chẳng ai so đo tính toán. Tập tính cộng đồng và sự hồn nhiên trong đời sống của người Jrai là thế. Ăn uống xong, ai ra về cũng được gia chủ biếu một miếng thịt, dù là rất nhỏ.

Trong những ngày Tết, trước khi ăn uống, người Jrai thường mời thầy cúng, nhờ thầy cúng gọi các thần núi, thần sông, thần suối gần đó và gọi tổ tiên về ăn chung. Khi cúng, thầy cúng đặt một ngón tay vào ghè rượu rồi kể lể vân vi. Lúc kết thúc lời cúng, thầy lấy nước trong bát đồng đổ vào ghè rượu. Ai là nhân vật chính trong lễ thì được ưu tiên cầm cần uống trước.

Sau khi đón Tết Nguyên đán, người Jrai bước vào vụ mới. Trước khi lên nương, tha pơ-lơi hay tha bôn (già làng) là người tổ chức lễ cúng để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con chuột, con chim không đến quấy phá.

Người Jrai cũng như một số dân tộc thiểu số anh em khác có ngày Tết Nguyên đán truyền thống không trùng với Tết Nguyên đán của người Việt, nhưng ngày Tết Nguyên đán của người Việt được đồng bào các dân tộc coi là cái Tết chung của đại gia đình Việt Nam. Và như thế, đồng bào dân tộc có hai Tết Nguyên đán, hai niềm vui đón xuân, niềm hạnh phúc của đồng bào như được nhân đôi.

5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon 5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon "nức nở" ở Hà Nội
Mẹo giúp bạn không còn lo say xe dịp Tết Mẹo giúp bạn không còn lo say xe dịp Tết
Chuyên gia khuyến cáo về thói quen tích trữ thực phẩm, đồ ăn trong dịp Tết Chuyên gia khuyến cáo về thói quen tích trữ thực phẩm, đồ ăn trong dịp Tết
Màn đọ sắc của Màn đọ sắc của "bé Na" trong cuộc đua linh vật rắn 2025
Những món ăn ngày Tết không dành cho người mỡ máu cao Những món ăn ngày Tết không dành cho người mỡ máu cao
Những loại thuốc nên chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên đán Những loại thuốc nên chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên đán
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Món đặc sản Quảng Ninh khiến Sơn Tùng M-TP thích mê có gì đặc biệt?

Món đặc sản Quảng Ninh khiến Sơn Tùng M-TP thích mê có gì đặc biệt?

Ca sĩ Sơn Tùng M-TP khi đến Quảng Ninh đã thưởng thức món ăn ngon này và còn hài hước cho biết mình ngủ mơ và ăn tận 6 chiếc. Món ăn ngon ở Quảng Ninh này có gì đặc biệt mà khiến nam ca sĩ thích mê đến vậy?.
Nem nướng Nha Trang - tinh hoa ẩm thực phố biển

Nem nướng Nha Trang - tinh hoa ẩm thực phố biển

Nem nướng Nha Trang là một trong những món ăn đặc sắc nhất của thành phố biển, chinh phục thực khách bởi hương vị độc đáo, lại có mức giá vô cùng phải chăng.
Miễn thị thực - chính sách mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt

Miễn thị thực - chính sách mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt

Chính sách thị thực linh hoạt, thông thoáng chính là một trong những yếu tố giúp du lịch Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.
"Mỹ vị dân gian" nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

"Mỹ vị dân gian" nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo là đặc sản dân dã ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn khi được ăn kèm với khoảng 40 loại rau rừng. Trong đó có nhiều loại chỉ mọc được tự nhiên trong rừng, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên còn được xem là rau "trời ban".
Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để sản phẩm thổ cẩm truyền thống có chỗ đứng trên thị trường và gắn với phát triển du lịch làng nghề, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định.
Triển lãm và chiếu phim Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Triển lãm và chiếu phim Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Triển lãm "Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh" và chương trình chiếu phim sẽ được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Lung linh đêm khai hội Hoa Ban Điện Biên 2025

Lung linh đêm khai hội Hoa Ban Điện Biên 2025

Lễ hội Hoa ban với chủ đề "Điện Biên - Sắc ban bừng sáng" được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 19 dân tộc và quảng bá tiềm năng du lịch Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.
Khánh Hòa: Giải quyết bài toán nhân lực ngành Du lịch

Khánh Hòa: Giải quyết bài toán nhân lực ngành Du lịch

Để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, trở thành điểm đến đẳng cấp của khu vực Đông Nam Á, ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa cần nâng cao chất lượng nhân lực du lịch để cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ đem đến sự hài lòng cho du khách.
Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Những năm qua, huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) đã quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với .
Bún cá rô đồng Hải Dương - hương vị dân dã níu chân thực khách

Bún cá rô đồng Hải Dương - hương vị dân dã níu chân thực khách

Bún cá rô đồng từ lâu đã là đặc sản của Hải Dương, không chỉ gắn liền với bữa sáng quen thuộc của người dân địa phương mà còn hấp dẫn thực khách từ nhiều nơi.
Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển

Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển

Thời gian gần đây, lượng khách du lịch tàu biển đến Quảng Ninh ngày càng tăng và sôi động trở lại là cơ hội để Quảng Ninh khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Theo các chuyên gia dự báo các năm tiếp theo, lượng khách du lịch tàu biển đến Hạ Long tăng khoảng 15-20% với sự xuất hiện đều của các hãng tàu biển lớn trên thế giới.
Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt

Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt

Xe điện chở du khách tham quan tiếp tục được hoạt động từ 6h-23h, tốc độ tối đa cho phép 30km/h, hoạt động trên 3 tuyến đường Trần Quốc Toản, Đinh Tiên Hoàng và Trần Nhân Tông, TP. Đà Lạt.
Gỏi cá bỗng sông Lô đặc sắc cỡ nào mà khiến bao người mê đắm?

Gỏi cá bỗng sông Lô đặc sắc cỡ nào mà khiến bao người mê đắm?

Cá bỗng sông Lô được biết đến là một trong những loài cá tiến vua nhờ vào chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng. Đây là nguyên liệu làm nên món gỏi cá đặc sản ở Tuyên Quang.
Tuấn Cry cắn một miếng bánh trong MV Bắc Bling khiến đặc sản 300 năm của Bắc Ninh được réo tên

Tuấn Cry cắn một miếng bánh trong MV Bắc Bling khiến đặc sản 300 năm của Bắc Ninh được réo tên

Trong phân cảnh Tuấn Cry xuất hiện bên người dân địa phương và thưởng thức một món ăn trong MV Bắc Bling đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, khiến nhiều khán giả rất tò mò không biết đó có phải món đặc sản nào của Bắc Ninh hay không?
Về Hải Dương "chơi pháo đất"!

Về Hải Dương "chơi pháo đất"!

Trong tâm niệm của người dân Hải Dương, trò chơi pháo đất thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc cũng là để trai tráng trong làng rèn luyện sức khỏe. Trong các hội thi, tiếng pháo nổ to sẽ dự báo mùa mùa màng bội thu, công việc thuận lợi.
Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị

Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị

Để ngành du lịch địa phương có những bước tiến đột phá, thời gian tới huyện Hải Lăng (Quảng Trị) sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của địa phương, nhằm thu hút mời gọi các doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư.
Du lịch muối – tại sao không?

Du lịch muối – tại sao không?

Bạc Liêu từ lâu đã nổi danh là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử, những cánh đồng điện gió... Nhưng ít ai biết rằng, vùng đất này còn có một "tài nguyên du lịch" tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, đó là nghề làm muối thủ công hơn 100 năm tuổi.
Bình Định tổ chức các tour du lịch bằng tàu hỏa miễn phí

Bình Định tổ chức các tour du lịch bằng tàu hỏa miễn phí

Chương trình miễn phí vé tàu hỏa khứ hồi tỉnh Bình Định không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mà còn góp phần quảng bá, thúc đẩy du lịch địa phương, đưa hình ảnh Bình Định - vùng đất võ trời văn đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Bánh khúc làng Diềm: Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất Quan họ

Bánh khúc làng Diềm: Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất Quan họ

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với danh xưng "cái nôi của dân ca Quan họ", mà còn được nhiều người biết đến nhờ một món quà quê mộc mạc bánh khúc làng Diềm.
Bắc Ninh mở 2 tour du lịch miễn phí, thoải mái check-in các địa danh trong MV "Bắc Bling"

Bắc Ninh mở 2 tour du lịch miễn phí, thoải mái check-in các địa danh trong MV "Bắc Bling"

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức 2 tour du lịch miễn phí nhằm quảng bá các điểm đến của tỉnh, trong đó có nhiều địa điểm, di tích và làng nghề xuất hiện trong MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy.
Món ăn từ loài cá "leo cây" độc đáo của miền Tây

Món ăn từ loài cá "leo cây" độc đáo của miền Tây

Cá thòi lòi nướng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Món ăn này được chế biến từ loài cá độc đáo, có khả năng leo cây.
Quảng Nam công bố Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang

Quảng Nam công bố Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang

Sáng 8/3, trong khuôn khổ Hội thảo lữ hành quốc tế Quảng Nam 2025 diễn ra tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã công bố hành lang phát triển du lịch mới “Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang”.
Hà Nội yêu cầu không giới thiệu, tổ chức tour "Cà phê đường tàu"

Hà Nội yêu cầu không giới thiệu, tổ chức tour "Cà phê đường tàu"

Sở Du lịch Hà Nội vừa ban hành văn bản số 221 gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc đảm bảo an toàn, trật tự an ninh giao thông đường sắt cho khách du lịch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động