Hoa xuyến chi chủ yếu xuất hiện ở những vùng quê. Đây là loài hoa mọc dại nên bạn có thể thấy chúng ở nhiều nơi. Chính vì vậy, hoa xuyên chi là một phần tuổi thơ của nhiều người. Vậy ý nghĩa và công dụng của loài hoa này là gì?
![]() |
Ý nghĩa, nguồn gốc hoa xuyến chi
Hoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens Pilosa và có nhiều cách gọi khác như: Hoa đơn buốt, hoa đơn kim, cây cúc áo, song nha lông hay quỷ châm thảo. Đây là loài cây thuộc cây thân thảo, có hoa và thường mọc thành bụi.
Hoa xuyến chi mang ý nghĩa rất đặc biệt: Bên nhau mãi mãi, xuất phát từ sự tích về loài hoa này. Bên cạnh đó, loài hoa này còn thể hiện sự ngây thơ, trong sáng và mỏng manh của những người con gái nông thôn. Thêm nữa, do có thể sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng khô cằn nên hoa xuyến chi còn là biểu trưng cho sự bền bỉ, mạnh mẽ.
Đặc điểm, phân loại hoa xuyến chi
Xuyến chi có chiều cao khoảng 1m, lá đơn có cuống dài và thường mọc đối, lá chét có cuống ngắn hình mác, phần đáy hơi tròn, mép lá chét thường có hình răng cưa to và có thể có lông thưa.
![]() |
Cành thường mọc theo nhóm, cụm hoa màu vàng và có gai. Hoa xuyến chi thường có từ 3 đến 5 cánh, có màu trắng và bao quanh nhụy vàng. Phần nhụy hoa sau này sẽ thành hạt có dạng quả bế và đầu hạt sẽ có gai.
Tác dụng của hoa xuyến chi
Dùng cho người bị bệnh tiểu đường: Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính gây ra nhiều biến chứng nặng nề và là gánh nặng của nền y tế Việt Nam. Do đó, việc điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường được xem là ưu tiên hàng đầu đối với ngành y tế.
![]() |
Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cây xuyến chi ở người bệnh tiểu đường sẽ có tác dụng hạ đường huyết do dịch chiết từ cây xuyến chi làm kích thích tăng bài tiết insulin và chống teo tế bào tuyến tụy.
Giàu chất chống oxy hóa: Chiết xuất từ cây xuyến chi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng hay bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa mà các sản phẩm từ cây xuyến chi được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp, giúp tăng độ sáng, mịn cho da và ngăn ngừa các vấn đề da liễu.
Chống viêm: Ngoài tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra. Các flavonoid, đặc biệt là quercetin đã được nghiên cứu có thể ngăn chặn được các yếu tố gây viêm và được ứng dụng phổ biến trong sản xuất các thuốc điều trị bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, gout,...
Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc từ cây xuyến chi còn mang lại hiệu quả vượt trội ở những bệnh nhân lở loét, vết thương lâu ngày khó lành do bệnh lý tiểu đường. Chúng giúp kháng viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm nguy cơ cắt cụt, đoạn chi.
Ngăn ngừa huyết áp cao: Bên cạnh tiểu đường thì tăng huyết áp hiện nay ngày càng có xu hướng tăng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, tổn thương đa cơ quan như suy thận, suy tim, đột quỵ,...
Sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ cây xuyến chi được cho là giúp điều hòa và ổn định huyết áp, từ đó giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, lợi ích này cần phải được nghiên cứu thêm trên cơ thể người.
Dùng khi bị sốt rét: Chiết xuất rễ cây xuyến chi có vai trò trong việc kích thích tuyến mồ hôi, giúp cơ thể giải nhiệt, hạ sốt. Do đó, bệnh nhân bị sốt rét mức độ nhẹ và trung bình, ngoài điều trị bằng thuốc thì có thể kết hợp sử dụng cây xuyến chi để nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Kháng khuẩn và chống nấm: Tinh dầu chiết xuất từ cây xuyến có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và vi khuẩn, thường được sử dụng để sát khuẩn trên bề mặt vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh để lại sẹo, đồng thời còn có tác dụng chống nấm hiệu quả, giúp vết thương có điều kiện lành tốt.
![]() |
Bên cạnh đó, nhờ tác dụng kháng khuẩn chống lại một số vi khuẩn, virus, nấm. Tinh dầu xuyến chi cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc chống nấm hiệu quả.
Hỗ trợ chức năng tuyến tiền liệt: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Thường xuyên sử dụng cây xuyến chi ở các bệnh nhân này giúp tuyến tiền liệt co lại và hỗ trợ hoạt động của mô liên kết tuyến tiền liệt, qua đó giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn thói quen đi tiểu, giảm tiểu gấp, tiểu ngập ngừng và tiểu són.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Viết Thắng, Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh cần sử dụng cây thuốc, vị thuốc hỗ trợ tùy từng trường hợp và mức độ bệnh. Hiện nay, việc điều trị bệnh theo Đông Tây y kết hợp được triển khai ở nhiều cơ sở y tế. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.