Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2022 sẽ tăng từ 5% đến 8% Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng trưởng tích cực Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,7 tỷ USD |
Gỗ nu hương là cây gỗ gì?
![]() |
Gỗ nu là phần dị tật được hình thành do những tác động vật lý gây nên, trong quá trình khôi phục, sinh trưởng vị trí này ngày càng phát triển dị dạng, hoặc khi bị côn trùng, vi sinh vật tấn công lên phần nhạy cảm của cây cũng tạo nên những hình dạng như thế.
Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tổn phình to thành bướu. Độ lớn của bướu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây nhưng đa phần bướu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.
Nếu trong các loại đá quý, kim cương là thứ đắt giá nhất thì trong các loại gỗ, gỗ nu đồng thời là thứ đắt giá nhất. Nu thực tế không phải là một loại thực vật lấy gỗ như các loại hương, sưa, mun, hoàng đàn … mà chỉ là 1 phần dị dạng xấu xí của cây.
Vậy nên gỗ nu hương chính là phần u bướu của cây giáng hương (còn được gọi là dáng hương hay gỗ hương). Cây gỗ hương thuộc họ đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Phi. Ở Việt Nam cây gỗ hương được xếp vào nhóm gỗ 1 những loại gỗ quý hiếm cùng với gỗ trắc, gỗ sưa, gỗ cẩm. Chúng là cây bản địa của những nước Đông Nam Á, thường sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở những vùng nhiệt đới, có nơi cách so với mặt nước biển lên đến 800m. Ở Việt Nam, cây gỗ hương thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh: Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Cây gỗ giáng hương có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của môi trường về nhiệt độ lẫn khí hậu và dạn dày thời tiết khắc nghiệt khá tốt.
Gỗ giáng hương sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt trong môi trường nhiệt đới khắc nghiệt như Đắk Lắk, Tây Nguyên hay Kon Tum…Những vùng có nhiều đất bazan hay đất tro xám, đất cằn đồi trọc. Chúng hút chất dinh dưỡng từ sâu bên dưới lòng đất để sinh trưởng.
“Báu vật” ngàn năm chờ gặp quý nhân
![]() |
Cây nu hương đỏ tiền tỉ |
Chủ nhân của cây gỗ quý này là ông Văn Tiến Hùng (phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa). Là người “sinh nghiệp tử nghề” với gỗ, ông Hùng cho biết, nghề gỗ làm cho nhiều người giàu lên cũng không ít người lụy bại.
Là một người có thâm niên lâu năm trong nghề khai thác gỗ, ông biết đây là cây gỗ quý (thuộc nhóm 2A) có một không hai trên đời, cây gỗ là nơi nhòm ngó của nhiều nhóm lâm tặc. Theo ông Hùng, nu hương có dáng đẹp, ngàn năm có một, gốc cây có thể tạo hình một đài sen với 12 con giáp, đường kính thân 2,4m có thể tạc thành tượng Phật bà Quan âm và Thiện tài đồng tử.
Từ gốc lên có những hình sóng lượn giống như chín con rồng (Cửu Long quần tụ), thân cây rẽ thành hai nhánh hình chữ V (chữ đầu của chữ Việt Nam), và còn mang ý nghĩa của sự chiến thắng (Victory). Thân cây “sở hữu” những nu gỗ được hình thành, kiến tạo qua hàng trăm năm mới có được. Nu hương có vân hình chân chó, theo từng dải, như tà áo bay của Phật Bà giữa các dải mây uốn lượn…
Sau lần đầu tiên “bén duyên” với “báu vật” trời ban này, trong giấc mộng ông luôn thấy hình ảnh Phật ngọc xuất hiện từ cây gỗ hương. Biết điềm lành ông đã tìm đến nhiều sư thầy cao tay để được giải mã giấc mơ. Ông được nhiều sư thầy cho biết bản thân có mối nợ lương duyên với cây, để kết mối lương duyên này ông phải đưa cây xuống núi và nhờ người có tâm đức tạc thành tượng Phật.
Giấc mơ được lặp đi lặp lại nhiều ngày sau đó, sau nhiều đêm trăn trở, lo ngại cây gỗ quý sớm muộn sẽ bị nhóm lâm tặc đốn hạ, ông đã lên đường vào thôn Yuk Kla để gặp dân làng trong bản. Trò chuyện với dân làng, ông biết được có nhiều nhóm lâm tặc nhăm nhe đòi đốn hạ cây.
Với tâm ý của một người thiện lương hướng Phật ông đã trình bày nguyện vọng với dân làng và được sự đồng ý của bản làng. Ông đã làm thủ tục, xin phép dân bản và bắt tay vào việc xin cấp phép khai thác cây gỗ hương ngàn năm hiếm có này.
“Sau khi biết được tâm nguyện muốn phát tâm của tôi, biết tôi không phải là người chạy theo lợi nhuận kinh tế để khai thác gỗ, bà con đã đồng ý cho tôi khai thác. Cảm kích trước sự đồng ý của người dân, tôi đã cúng tiến 200 triệu đồng và một bộ ban thờ bằng gỗ theo ý nguyện của người dân để xây dựng một ngôi nhà chung tại thôn Yuk Kla để người dân có nơi hội họp...”, ông Hùng nói.
Để hoàn thiện thủ tục xin cấp phép ông Hùng phải mất 5 năm liền, từ năm 2011 – 2015. Theo ông Hùng, quá trình xin cấp phép của ông gặp không ít những khó khăn khi hàng chục nhóm lâm tặc liên tục ngăn cản, đe dọa.
Sau nhiều tháng ngày ngóng chờ, năm 2015 ông Hùng đã được các cơ quan chức năng cấp phép rời cây xuống phố. Nhấp ly nước chè đặc quánh, ông bồi hồi nhớ lại cảnh tượng hôm đưa cây thiêng xuống phố: “Hôm khai thác cả làng, xã, các thôn bản, các bậc cao niên đến thắp hương làm thủ tục, người làng tiếc vì cây đã gắn bó với họ ngàn đời nay nhưng vì lý do tốt đẹp của mình họ đã chấp thuận”.
Cây nu hương lớn đên 5 người ôm chưa xuể nên quá trình vận chuyển gặp không ít khó khăn, phải mất khoảng 12 ngày nhóm của ông mới dời cây từ Đắk Lắk về tới Thanh Hóa. Bởi cây lớn, quá khổ nên chỉ đi được từ 9 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
Vừa chuyển về đến phường Tân Sơn, ông đã được hàng trăm chủ gỗ tên tuổi ở các tỉnh thành chào đón, ngã giá để mua lại cây. Có những đại gia sẵn sàng trả giá cao gấp đôi để được sở hữu cây gỗ thiêng này, thế nhưng vẫn bị ông từ chối, khước từ.
“Từ ngày đưa cây gỗ về đến nay đã có hàng trăm đại gia đến ngã giá, họ trả giá rất cao, thậm chí có những đại gia trả giá 1 triệu USD để lấy cả cây nhưng tôi đều khước từ, bởi tôi làm việc này không phải vì tiền tôi muốn kiến tạo nên 1 tác phẩm phật Bà Quan âm đưa đến 1 nơi trang trọng, thiêng liêng để người đời thưởng thức. Còn nếu vì tiền tôi đã bán từ lâu, nhưng tôi không làm thế vì đã hứa với dân làng ở Tây Nguyên...”.
Sở hữu cây nu hương giá trị bạc tỷ đã lâu nhưng nó cũng làm ông mất ăn mất ngủ bởi tâm nguyện lớn lao là biến cây nu hương thành một Phật mộc lớn, độc đáo nhất có thể rước đi khắp đất nước Việt Nam vẫn chưa thành hiện thực bởi phần kiến tạo kiệt tác này cần sự chung tay của các nghệ nhân có bàn tay tài hoa, am hiểu phật pháp... nhưng đến nay vẫn chưa tìm được người có đủ duyên.
Ông phát tâm mong muốn tìm được người đủ duyên, đủ đức, tài để chung tay giúp ông biến nguyện vọng bấy lâu thành hiện thực.
![]() |
![]() |
![]() |