Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,7 tỷ USD |
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước đạt 1,35 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 7/2021.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 9,7 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu sang thị trường các nước châu Mỹ, với giá trị chiếm đến 60,8% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đang có xu hướng giảm, tác động trực tiếp hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ.
Châu Á là thị trường đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu các châu lục có tỷ trọng xuất khẩu. Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khu vực châu Á đang có hướng tăng khả qua.
Tiếp theo là châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khó hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): theo thông lệ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và nửa cuối năm thương cao hơn so với các thướng đầu năm do nhu cầu hoàn thiện, sửa sang, trang trí lại nội thất tăng cao vào cuối năm tại thị trường xuất khẩu chính.
Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát đang tăng mạnh tại các thị trường như Mỹ và các nước EU, khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chạt hơn chi tiêu đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm.
Bên cạnh đó, xung đột Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu lắng xuống, điều này đã khiến cho chi phí nhiên liệu như xăng dầu tăng cao trong nửa đầu năm. Do đó, chi phí các doanh nghiệp cần chi sẽ tăng lên và gây ảnh hưởng đến giá bán cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm.
Dự báo, xuất khẩu của ngành gỗ trong nửa cuối năm vẫn còn nhiều thách thức và khó hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022.