Sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống?

Tại dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đối tượng làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh.

Về quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định nêu trên cần làm rõ để thống nhất cách hiểu và áp dụng, tránh các khó khăn, vướng mắc như trong thời gian vừa qua. Các nội dung cần làm rõ cụ thể là:

- Địa vị pháp lý của Hộ kinh doanh trong nền kinh tế? - Căn cứ để xác định các thành viên hộ gia đình? - Đối tượng thuộc khoản 2 Điều 79 có phải là hộ kinh doanh hay không? Nếu không thì trường hợp họ có nhu cầu thì có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh được không?

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đâu để quy định mức thu nhập thấp?

- Các đối tượng không thuộc khoản 2 Điều 79, nếu không muốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thì có bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh khi hoạt động kinh doanh không?

Hiện có 02 phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

Phương án 1:

Giữ nguyên quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh theo tinh thần tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nhưng làm rõ các đối tượng không phải đăng ký kinh doanh (sử dụng toàn bộ quy định về các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh); đồng thời, bổ sung quy định về căn cứ xác định mức thu nhập thấp.

Đề xuất sửa đổi Điều 79 thành:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Các trường hợp đối tượng sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

b) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

c) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

đ) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

g) Hoạt động kinh doanh thời vụ;

h) Làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

3. Trường hợp có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, các đối tượng tại khoản 4 Điều này được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ưu điểm của phương án 1 là hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của hộ kinh doanh. Theo thông lệ quốc tế, mô hình kinh doanh có bản chất tương tự với mô hình hộ kinh doanh ở nước ta (do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó với hoạt động kinh doanh) được xác định là cá nhân kinh doanh (có thể được gọi với những tên gọi khác nhau như doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp cá thể - sole proprietorship, sole trader).

+ Về mặt thực tiễn tại Việt Nam, qua ghi nhận ý kiến của một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (nơi trực tiếp xử lý công tác cấp đăng ký hộ kinh doanh và quản lý hộ kinh doanh), nhiều quận, huyện cho biết đa số hộ kinh doanh thành lập tại địa bàn là do một cá nhân thành lập và làm chủ, rất ít 15 trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập. Theo con số thống kê trong tháng 7/2023, trên phạm vi cả nước có hơn 52.417 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, trong đó có 52.317 hộ kinh doanh do cá nhân thành lập và làm chủ (chiếm 99,8%) và chỉ có 110 hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập (chiếm 0,2%).

Ban soạn thảo cho rằng, vấn đề này cần nghiên cứu kỹ hơn và có đánh giá tác động trước khi đưa ra quy định về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh để tránh xáo trộn đối với khu vực này. Do vậy kiến nghị giữ nguyên quy định hiện nay tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và đề xuất Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung bản chất pháp lý của hộ kinh doanh.

Sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống?

+ Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên bỏ quy định tại khoản 2 Điều 79 hay không. Do còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, cần thiết giữ lại quy định hiện nay để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đánh giá nhằm hoàn thiện quy định trong thời gian tới. Việc giữ lại quy định tại khoản 2 Điều 79 trong thời gian trước mắt là cần thiết vì những lý do sau:

Một là, quy định này vẫn cần thiết để người dân có căn cứ xác định trường hợp nào không phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Nếu bỏ quy định này, sẽ dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau: (i) cách hiểu thứ nhất là các trường hợp trước kia không phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh thì nay sẽ thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh hoặc (ii) cách hiểu thứ hai là: người dân có quyền lựa chọn đăng ký hay không đăng ký hộ kinh doanh do pháp luật chỉ quy định “quyền” đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Như vậy, người dân có quyền đăng ký hoặc không đăng ký hộ kinh doanh, có thể dẫn tới khả năng số lượng hộ kinh doanh sẽ giảm so với hiện tại (do hiện tại chỉ có quy định về “quyền” đăng ký, không có quy định về “nghĩa vụ” đăng ký).

Hai là, quy định tại khoản 2 Điều 79 xuất phát từ các quy định có từ lâu và được kế thừa qua các giai đoạn lịch sử, lần đầu tiên được quy định tại Nghị định số 66-HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221- HĐBT ngày 23/7/1991. Trước khi bỏ quy định này ra khỏi khung pháp lý về đăng ký các chủ thể kinh doanh, cần tìm hiểu kỹ về lý do ra đời quy định này, sự cần thiết có quy định này trong bối cảnh hiện nay, tác động có thể có khi bỏ quy định này.

Ba là, khoản 3 Điều 2 Luật Thương mại quy định Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật Thương mại đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, pháp luật về thương mại phải dựa vào quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh để xác định các đối tượng không được gọi là thương nhân, do đó, việc bãi bỏ quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh có thể làm mất căn cứ để quy định về phạm vi kinh doanh của các đối tượng này.

Bốn là, theo kinh nghiệm quốc tế, ngay cả khi pháp luật đã có đầy đủ quy định cho các hình thức kinh doanh, vẫn có quy định loại trừ các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh để phù hợp với thực tiễn.

Năm là, các ý kiến ủng hộ việc bỏ quy định tại khoản 2 Điều 79 cho rằng: quy định hiện nay rất khó thực hiện đối với trường hợp xác định “thu nhập thấp” và thực tế, nhiều địa phương không quy định mức thu nhập thấp; việc thống nhất quy định một mức thu nhập ấn định để chủ thể kinh doanh không phải đăng ký hộ kinh doanh không khả thi do điều kiện kinh tế-xã hội ở các địa phương rất khác nhau.

Sáu là, trên thực tế hiện nay, các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP chỉ vướng khi với việc xác định “thu nhập thấp”. Phương án 1 đã đưa ra giải pháp khắc phục vướng mắc hiện nay khi quy định rõ ràng các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh; bổ sung quy định về các trường hợp có “thu nhập thấp” không phải đăng ký hộ kinh doanh để thống nhất áp dụng trên phạm vi cả nước (căn cứ theo quy định về trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN).

- Nhược điểm: Chưa giải quyết được triệt để các vấn đề còn vướng mắc về địa vị pháp lý đối với hộ kinh doanh. Vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ khi xây dựng chính sách toàn diện đối với khu vực hộ kinh doanh trong thời gian tới.

Phương án 2:

Bỏ quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh tại khoản 2 Điều 79 và sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để làm rõ quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

Đề xuất sửa Điều 79 thành:

“1. Hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân, có trụ sở giao dịch, có tên riêng, do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ 17 gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Các thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

4. Các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại không bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa hộ kinh doanh mà không đăng ký”.

- Ưu điểm: + Xác định rõ hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân (theo quy định của Bộ luật Dân sự) do cá nhân và thành viên hộ gia đình thành lập nhằm mục đích kinh doanh.

+ Xác định rõ các thành viên hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

+ Không còn vướng mắc về căn cứ xác định mức thu nhập thấp.

+ Quy định rõ các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại nếu có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

+ Quy định rõ các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại không bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

- Nhược điểm: + Hiện còn quan điểm khác nhau về việc xác định hộ kinh doanh là cá nhân hay tổ chức không có tư cách pháp nhân. Đối với hộ kinh doanh được thành lập bởi các thành viên hộ gia đình thì Nghị định cũng quy định các thành viên này ủy quyền cho chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Do vậy, nếu xác định hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không phản ánh đúng đặc điểm thực tế của hộ kinh doanh.

+ Việc quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh tại Khoản 2 Điều 79 mang tính kế thừa lịch sử. Nếu không được tuyên truyền rộng rãi có thể dẫn đến tâm lý không yên tâm cho người dân khi hoạt động kinh doanh mà không đăng ký hộ kinh doanh.

+ Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Điều 7 Luật này quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Việc quy định thành lập hộ kinh doanh là quyền và theo nhu cầu của cá nhân, thành viên hộ gia đình mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc (trừ trường hợp hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa là hộ kinh doanh mà không đăng ký) đã bộc lộ khoảng trống pháp lý về thủ tục để thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh (trong trường hợp cá nhân đó không đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh...để thực hiện hoạt động kinh doanh).

Do việc đăng ký kinh doanh của các cá nhân nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nên nếu lựa chọn phương án này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án đăng ký kinh doanh cho đối tượng là cá nhân kinh doanh.

Từ phân tích nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lựa chọn Phương án 1.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Quốc gia Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Quốc gia Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Nhằm tiếp lửa cho Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam chinh phục ngôi vương tại trận chung kết lượt về, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cam kết thưởng 1 tỷ đồng khi đội bóng vô địch và 10.000 USD cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của đội tuyển Việt Nam tại Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024 (ASEAN Cup 2024).
Bổ sung thêm một số quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bổ sung thêm một số quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay

11 tháng năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt 5,69 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ước đạt hơn 6 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay...
Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD năm 2024

Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD năm 2024

Năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vượt mốc 25 tỷ USD, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt 7,5 - 8%

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt 7,5 - 8%

Với những bứt phá trong năm 2024, các chuyên gia cho rằng, năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.
Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025?

Kịch bản nào cho dệt may Việt Nam năm 2025?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nửa đầu năm 2025, ngành được nhận định sẽ tiếp đà phát triển của nửa cuối năm trước, là nền tảng tốt cho mục tiêu tăng trưởng 10% về xuất khẩu.
Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025

Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025

Để xuất khẩu tiếp tục trở thành động lực quan trọng góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội thông qua tại, Cục Xúc tiến thương mại xác định những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Những “tín hiệu vui” về xuất khẩu ngày đầu năm mới

Những “tín hiệu vui” về xuất khẩu ngày đầu năm mới

Trong ngày Tết Dương lịch 1/1/2025, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở đã diễn ra sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2 con số.
Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025).
Xuất khẩu thủy sản năm 2025: Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Xuất khẩu thủy sản năm 2025: Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thách thức về nguồn nguyên liệu, nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng, rào cản thị trường tăng. Kết quả xuất khẩu trên 10 tỷ USD đã thể hiện sự nỗ lực và chung tay của toàn ngành thủy sản.
Top 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

Top 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

Tăng trưởng GDP vượt mọi dự báo;FDI tăng trưởng ấn tượng; Xuất nhập khẩu tăng tốc vượt bậc; Giá vàng biến động chưa từng có trong lịch sử; Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ... là những dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2024.
Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2025

Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2025

Hướng tới năm 2025, nhiều tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
10 dấu ấn nổi bật đưa nền kinh tế vượt khó để về đích

10 dấu ấn nổi bật đưa nền kinh tế vượt khó để về đích

“Thần kỳ” là mỹ từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước dành cho Việt Nam khi đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trong 11 tháng qua. Từ đó đua kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP ước đạt 7%, cao nhất khu vực ASEAN, giữa bối cảnh toàn cầu còn nhiều bất ổn. Dưới đây là 10 sự kiện điển hình đưa nền kinh tế vượt khó để về đích.
Kim ngạch thương mại Việt Nam và Philippines chính thức vượt mức 8 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam và Philippines chính thức vượt mức 8 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippine đến hết tháng 11 năm 2024 đã chính thức vượt mức 8 tỷ USD - mức cao kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản năm 2024: Kỷ lục nối kỷ lục

Xuất khẩu nông sản năm 2024: Kỷ lục nối kỷ lục

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỉ USD, xuất khẩu hạt điều vượt 4 tỉ USD; rau quả vượt cả năm 2023 tới 1 tỉ USD; tôm xuất khẩu mang về đến 4 tỉ USD; gạo lập mốc kỷ lục mới mang về gần 6 tỉ USD...
CEBR dự báo quy mô kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore

CEBR dự báo quy mô kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore

Đến năm 2029, với quy mô GDP dự kiến đạt 676 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 33, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Singapore (656 tỷ USD), Malaysia (594 tỷ USD).
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
5 kiến nghị để thủy sản Việt Nam hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD

5 kiến nghị để thủy sản Việt Nam hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị 5 vấn đề để tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc hai con số.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Vui buồn xuất khẩu nông sản

Vui buồn xuất khẩu nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đã về đích ngoạn mục với nhiều kỷ lục trong xuất khẩu nông - lâm - thủy sản được xác lập, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc

Xuất khẩu gạo năm 2024 tăng trưởng vượt bậc

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị với khoảng 9 triệu tấn, đem về 5,7 tỷ USD song các chuyên gia cho rằng sẽ phải đối diện nhiều khó khăn trong năm mới.
Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng

Dệt may Việt Nam cán đích chỉ tiêu nhờ dịch chuyển đơn hàng

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc và được kỳ vọng đạt mức 46 tỷ USD năm 2025.
Xuất khẩu lâm sản vượt 17 tỷ USD

Xuất khẩu lâm sản vượt 17 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2024 ước đạt mức kỷ lục 17,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 16,3 tỷ USD, còn lại 1 tỷ USD là lâm sản ngoài gỗ.
Dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 sẽ bị tác động ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 sẽ bị tác động ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Năm 2025 được kỳ vọng là thời điểm bùng nổ trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ song cũng gặp không ít thách thức do những chính sách mới từ sự trở lại của ông Donald Trump trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.
Xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Năm 2024 xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỷ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỷ USD, cá tra 2 tỷ USD, cá ngừ 1 tỷ USD. Năm 2025, ngành thủy sản hướng tới mục tiêu đạt 11 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, song triển vọng từ việc đơn hàng của nhiều doanh nghiệp đã được ký kết tới quý 1 và quý 2 năm sau cho thấy việc tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm sẽ giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng hướng tới con số gần 800 tỷ USD trong năm nay (vượt xa năm 2023 khi đạt 683 tỷ USD).
Dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn

Dư địa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây tươi. Tin vui này của trái chanh dây đã và đang kỳ vọng sẽ nối dài thành tích xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
EU ban hành lệnh cấm mới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý gì?

EU ban hành lệnh cấm mới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần lưu ý gì?

Việc Liên minh châu Âu EU chính thức cấm sử dụng BPA trong vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm cả Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động