Sầu riêng Việt đang thiếu và yếu, cần đổi mới tư duy từ vườn tới chợ để phát triển bền vững

Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế một trong những "cường quốc" về diện tích và sản lượng sầu riêng. Tuy mới tham gia thị trường xuất khẩu chính ngạch nhưng trái sầu riêng Việt liên tiếp lập kỷ lục. Bên cạnh những khởi sắc, trái sầu riêng Việt cũng lộ ra những hạn chế như thiếu vùng sản xuất tập trung và yếu về liên kết... Do vậy cần sớm khắc phục để phát huy lợi thế tạo bướt phát triển bền vững giai đoạn tới.
Xuất khẩu tăng vọt gấp 6 lần vì sao sầu riêng Việt Nam vẫn kém xa hàng Thái? Cuộc bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu, sầu riêng Việt tới khi nào 'đụng trần'? Mới qua nửa năm, vì sao Thái Lan xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã gấp gần 4 lần Việt Nam? Ồ ạt nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, Trung Quốc còn xây dựng kho lạnh cách biên giới 100km
Diện tích sầu riêng tăng mạnh nhưng thiếu vùng sản xuất tập trung và yếu về liên kết.
Diện tích sầu riêng của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua nhưng thiếu vùng sản xuất tập trung và yếu về liên kết.

Diện tích sầu riêng tăng mạnh nhưng thiếu vùng sản xuất tập trung và yếu về liên kết

Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy, nếu như năm 2017, cả nước có 37.000ha trồng sầu riêng thì đến năm 2022 đã tăng lên 110.300ha. Trong đó, nhiều nhất là ở Tây Nguyên tăng 39.300ha, ĐBSCL tăng gần 15.000ha và Đông Nam bộ tăng gần 14.000ha. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của cả nước trong giai đoạn này là 24,5%.

Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hầu hết quy mô sản xuất sầu riêng ở nước ta là nhỏ lẻ, ít vùng sản xuất tập trung, thiếu tính liên kết sản xuất, đầu ra chưa thật sự ổn định. Đặc biệt, sầu riêng của chúng ta còn phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc.

“Vấn đề về truy xuất nguồn gốc, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu ngày càng cao, trong khi áp dụng giải pháp kĩ thuật còn hạn chế, xuất khẩu sẽ gặp khó khăn nếu chưa có sự thay đổi kịp thời”, ông Lê Thanh Tùng băn khoăn.

Tại diễn đàn “Cơ hội, thách thức phát triển ngành sầu riêng Việt Nam” được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai vào ngày 21/7 vừa qua, đã có nhiều nhận định thẳng thắn nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và và các tỉnh/thành. Từ đó có những hướng đi riêng, không bị lép vế trước các đối thủ, nhất là đi vào vết xe đổ dội chợ như những nông sản khác trước đây.

Diễn đàn đã cung cấp cho người tham dự bức tranh tổng quan về việc trồng sầu riêng ở Việt Nam. Đồng thời, cũng chỉ rõ chỗ đứng của sầu riêng Việt Nam đang ở đâu so với các cường quốc về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng.

Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có hơn 300 mã số vùng trồng, hơn 100 cơ sở đóng gói.
Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có hơn 300 mã số vùng trồng, hơn 100 cơ sở đóng gói.

Cây sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mở rộng diện tích nhanh chóng thông qua việc chuyển đổi từ xen canh cây sầu riêng với cây trồng khác, rồi tiến tới chuyển hẳn diện tích trồng lúa, cà phê, tiêu… sang chuyên canh sầu riêng.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc bà con nông dân tự ý thu hoạch sầu riêng non để bán với mong muốn kết thúc mùa vụ sớm, trái non cũng nặng hơn nên bán được giá.

“Điều này rất nguy hiểm cho ngành sầu riêng Việt Nam nói chung, vì khi người tiêu thụ bỏ tiền ra thì lại gặp phải ngay trái chưa chín, ăn không ngon sẽ tẩy chay thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam và cả thương hiệu sầu riêng quốc gia của chúng ta. Cần phải có những biện pháp xử lý mạnh tay và quyết liệt”, ông Phúc Nguyên đề xuất.

Còn theo GS Trần Văn Hâu, chuyên gia cao cấp về sầu riêng cho hay, Việt Nam vẫn chưa có giống sầu riêng ưu việt để chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và các nước khác. “Thái Lan có sầu riêng Monthong hay Chanee, Musang King và Blackthorn của Malaysia… Còn Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu lớn quốc gia, giá bán thường thấp hơn Thái Lan và Malaysia dù chi phí về logistics có rẻ hơn”, GS Trần Văn Hâu chia sẻ.

Chưa kể, hầu hết nông dân của chúng ta chưa được tập huấn về quy trình canh tác cây sầu riêng nên rất thiếu thông tin về kĩ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa, quản lý sâu bệnh hại để đảm bảo năng suất, chất lượng sầu riêng.

“Đó cũng là khó khăn khi đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng trái sầu riêng. Không đảm bảo chất lượng thì sầu riêng không xuất khẩu được, lại ùn ứ, lại dội chợ… người nông dân lãnh đủ. Do đó, xây dựng và ban hành quy trình kĩ thuật chi tiết cho sản xuất sầu riêng cũng cần được sớm triển khai đến tận tay người nông dân trong thời gian tới”, ông Tùng thông tin thêm.

"Cường quốc" sầu riêng nhưng vẫn ngổn ngang nỗi lo "dội chợ"

Sầu riêng trên thế giới chủ yếu trồng ở Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng sau Indonesia (gần 1,4 triệu tấn), Thái Lan (hơn 1,2 triệu tấn).

Năm 2017 cả nước có 37 ngàn ha, đến năm 2022 đã tăng lên 110,3 ngàn ha. Trong đó, hiện có hơn 54 ngàn ha cho thu hoạch với sản lượng gần 850 ngàn tấn. Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm diện tích trồng cây sầu riêng của Việt Nam tăng 24,5%.

Vùng trồng sầu riêng tại xã Bình Sơn (H.Long Thành, Đồng Nai).
Vùng trồng sầu riêng tại xã Bình Sơn (H.Long Thành, Đồng Nai).

Tuy mới tham gia vào thị trường xuất khẩu sầu riêng theo đường chính ngạch nhưng Việt Nam đã lập kỷ lục về mức tăng trưởng. Thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã đạt 850 triệu USD, gấp đôi cả năm 2022 (đạt 421 triệu USD). Dự kiến, cả năm xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ đạt từ 1,2 - 1,5 tỷ USD.

Để đạt được con số này và nhất là có thể cạnh tranh tốt với những đối thủ về xuất khẩu sầu riêng, Việt Nam cần mở rộng vùng trồng, đây là yêu cầu bắt buộc để trái sầu riêng có thể xuất ngoại.

Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có hơn 300 mã số vùng trồng, hơn 100 cơ sở đóng gói. Đây là con số khá khiêm tốn, nhất là trong bối cảnh diện tích sầu riêng đang phát triển. Ông Lê Thanh Tùng bày tỏ đó cũng chính là bài toán mà Cục Trồng trọt sẽ ưu tiên thực hiện, phát triển và phân bố đồng đều.

Đa dạng hóa sản phẩm từ sầu riêng Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu rất tốt trái sầu riêng tươi. Tuy nhiên, để có thể đi đường trường và đáp ứng được nhiều đối tượng thì sầu riêng Việt Nam cần phải cấp đông, có thêm nhiều sản phẩm chế biến sâu.

Hiến kế cho ngành trồng trọt sầu riêng, GS Trần Văn Hâu cho biết, Việt Nam nên sản xuất nghịch vụ, nhắm tới “khoảng trống” so với đối thủ trực tiếp như Thái Lan, Malaysia. Cụ thể, với những kĩ thuật canh tác cao của Việt Nam thì hoàn toàn có thể cho trái sầu riêng thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

“Ở khoảng thời gian này, sầu riêng ở các nước không cho thu hoạch mà nhu cầu vẫn luôn tiếp diễn. Nếu chúng ta cho trái sầu riêng thu hoạch vào thời gian này thì đỡ được việc cạnh tranh trực tiếp với các thị trường đối thủ”, GS Trần Văn Hâu phân tích.

Chủ yếu xuất khẩu sầu riêng tươi, Việt Nam cần thu hút đầu tư cho chế biến.
Chủ yếu xuất khẩu sầu riêng tươi, Việt Nam cần thu hút đầu tư cho chế biến.

Tuy tiềm năng của thị trường xuất khẩu sầu riêng tươi còn rất lớn nhưng để cả chuỗi ngành hàng này phát triển bền vững cần thu hút đầu tư cho chế biến.

Nhiều ý kiến đề xuất cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phối hợp sát sao hơn nữa, chung tay cùng các HTX, người dân về chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển trái sầu riêng đến tay người tiêu dùng để hạn chế tối đa rủi ro. Nghĩa là, doanh nghiệp tham gia từ phần cây chưa ra hoa đến giai đoạn hậu thu hoạch. Làm tốt được việc này thì không chỉ nông dân mà cả doanh nghiệp cũng có lợi.

Theo ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc Công ty CP Rau quả Tiền Giang (tỉnh Tiền Giang) là DN chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trái cây và rau củ cho biết: “Thách thức hay cạnh tranh với ngành hàng sầu riêng luôn luôn tồn tại, vấn đề là chúng ta đương đầu như thế nào với thách thức này”. Sau đại dịch Covid-19, nhiều giai đoạn thị trường xuất khẩu bị tạm ngưng, thậm chí mất thị trường và hiện tiếp tục đi xuống do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Nhưng rau quả, thực phẩm thiết yếu ít bị ảnh hưởng hơn các ngành khác. Bài toán là phải làm ra sản phẩm giá cả thị trường chấp nhận được mà nông dân vẫn có lời. Ở đây phải xây dựng quy trình khép kín từ ngoài đồng đến nhà máy, đóng gói để có mức giá hợp lý, đồng bộ về chất lượng thì mới cạnh tranh được.

Ông Hiệp khẳng định: “Vấn đề hiện nay là phải nâng cao kiến thức cho cả chuỗi ngành hàng sầu riêng từ khâu trồng, thu hoạch đóng gói để đảm bảo chất lượng sầu riêng, nhất là phải thu hoạch đủ tuổi. DN chế biến mong được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và thông tin đó phải được công khai, minh bạch với những người có liên quan. Theo đó, việc xây dựng và nhân rộng mã số vùng trồng là rất quan trọng”.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Từng đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, song hầu hết gạo Việt Nam chưa có thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu gạo Việt mới có giá trị và gia tăng nguồn thu cho đất nước.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Trong khi nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi thì không ít thương hiệu nước ngoài như Zara, H&M và Uniqlo vẫn ăn nên làm ra, thậm chí liên tục mở thêm cửa hàng.
Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh là sản phẩm được Nhà nước công nhận là Quốc bảo của Việt Nam. Đây là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiện lá sâm đã có giá trên 10 triệu đồng/kg, còn củ sâm khoảng 120 triệu đồng/kg.
Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu đảm bảo môi trường sống và làm việc sạch sẽ ngày càng cao, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ phát triển T&H đã khẳng định vị thế tiên phong tại Việt Nam. Với sự kết hợp giữa dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp, T&H không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của khách hàng, mang đến những giải pháp toàn diện và bền vững.
Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Lep', sau 8 năm xây dựng hình ảnh thương hiệu với những thiết kế đậm chất nữ tính như váy hoa và áo dài, đã dừng lại bằng một bài đăng cảm động vào ngày 14/11.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững là điểm khác biệt giúp xây dựng thương hiệu Việt Nam, ghi danh trên bản đồ thương hiệu toàn cầu. Bởi đây không chỉ là vấn đề chung của thế giới, điều bắt buộc để cạnh tranh mà còn là điều người dân mong muốn, nhà đầu tư và du khách hướng tới.
Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Để sớm đưa cây Sâm Ngọc Linh thành cây trồng mũi nhọn, dẫn dắt nhiều ngành kinh tế khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh và vươn tầm thế giới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

Cá tra đang bị cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, thời gian tới ngành hàng cần hướng tới sản xuất bền vững, xanh hóa giá trị sản phẩm để nâng cao thương hiệu, giúp cá tra Việt Nam tiến vào những thị trường khắt khe bậc nhất như cộng đồng các quốc gia Hồi giáo với hơn 2 tỷ dân.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thời gian qua, nhiều hãng thời trang nữ “made in Vietnam” như Lep’, CATSA, Giian, MIÊU bất ngờ thông báo đóng cửa khiến hiều người tiêu dùng tỏ ra tiếc nuối.
Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Trong khuôn khổ của Dự án thuộc Chương trình MTQG số 04 về xây dựng nông thôn mới, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả, chuyển đổi tư duy của các bộ, người dân trong công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới, quyết tâm cán đích nông thôn mới 2024.
Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Ngày 26/10 vừa qua tại Trill Rooftop Cafe (Hà Nội) đã chính thức diễn ra vòng Chung kết miền Bắc của cuộc thi Pha chế chuyên nghiệp Dalatmilk Barista Championship 2024 với những màn tranh tài đầy kịch tính từ các barista xuất sắc.
Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11/2024 tại Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chặng đường 12 năm liền được công nhận là Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương, các lãnh đạo tỉnh/thành địa phương…
Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.
Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," sẽ diễn ra vào ngày 04/11/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam.
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh”, Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Hồng Ngự.
Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Có lợi thế về nông nghiệp, có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng vì chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên giá trị thu về của người nông dân, doanh nghiệp và đất nước chưa tương xứng.
Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Ngày 10/10 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, Babego vinh dự nhận giải thưởng “THƯƠNG HIỆU VÀNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” tại chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024. Khẳng định uy tín, chất lượng của thương hiệu sữa thảo dược số 1 dành cho trẻ táo bón, biếng ăn, chậm tăng cân.
Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Sáng 10/10/2024, tại Hà Nội, chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo Ban Tổ chức, chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024 đã lựa chọn được 40 sản phẩm và 22 thương hiệu để vinh danh ở 2 hạng mục là "Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng" và "Thương hiệu Vàng phát triển bền vững".
Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Sáng ngày 10/10/2024, tại Nhà hát Quân đội (số 130 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024.
Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Theo chuyên gia, để xây dựng và định vị thương hiệu, cần quan tâm đến các yếu tố: lựa chọn giá trị nào, dựa vào cái gì?, định vị thương hiệu không cần quá cao siêu, hãy chọn cái gì là giá trị cốt lõi, đặc tính nổi trội mà doanh nghiệp có lợi thế.
Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Tại tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”, nhiều chuyên gia đầu ngành đã nêu nhiều đề xuất, giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, bảo vệ nông dân, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Nếu cách đây từ 5-7 năm, các thương hiệu trà sữa ngoại gần như chiếm lĩnh thị phần đồ uống Việt, thì gần đây, những cái tên như Phúc Long, Phê La với phong cách đậm vị từ nguồn nguyên liệu địa phương, đã vươn lên giành lại vị thế trong phân khúc nhiều tiềm năng này.
Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Vừa qua, thương hiệu ESPERO của DETECH Motor đã xuất sắc nhận được giải thưởng Top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng 2024 từ VIPA (Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam). Đây là một dấu ấn mới khẳng định vị thế của ESPERO DETECH trên thị trường xe máy, xe điện tại Việt Nam.
Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Diện tích trồng tăng nhanh, thời gian thu hoạch kéo dài tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn của sầu riêng Việt Nam so với Thái Lan và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bênh cạnh yếu tố tích cực, thuận lợi thì ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn.
Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan tại Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại và phát thải thấp, tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Đó là khẳng định của bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) trước những biến động của vụ mùa sầu riêng năm nay. Krông Pắk được xem như thủ phủ sầu riêng của tỉnh Trung tâm Vùng Tây Nguyên này.
Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

"Việt Nam tự hào với nền nông nghiệp phát triển, là ngành xuất khẩu tỉ đô. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, nên chưa có thương hiệu trên trường quốc tế", đó là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập Foodmap tại Toạ đàm "Vai trò của nông nghiệp đối với Việt Nam trong định hướng phát triển 2045".
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động