Sản phẩm OCOP Mang Yang nơi hội tụ của tình yêu nông sản Tây Nguyên

Những sản phẩm OCOP Mang Yang mang vẻ đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ được hội tụ tại Hội chợ. Nơi đây, tiếng lòng của người sản xuất, tiếng nói của người tiêu dùng gặp gỡ để tìm thấy tình yêu nông sản, góp phần lan tỏa những giá trị OCOP.
Nghệ An: 63 sản phẩm OCOP từ 3 sao được đưa lên các sàn thương mại điện tử Lâm Đồng đẩy mạnh chương trình nâng hạng sản phẩm OCOP OCOP Hưng Yên nâng chất từ vùng nguyên liệu
Những sản phẩm OCOP đặc sản của địa phương được giới thiệu đến với du khách.
Những sản phẩm OCOP đặc sản của địa phương được giới thiệu đến với du khách.

Ngày hội của nông sản OCOP

Những ngày cuối tháng 10, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã tổ chức Hội chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh, các tác phẩm hội họa tiêu biểu năm 2022. Với mục đích quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, Hội chợ thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, tạo không khí nhộn nhịp đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kết nối trong tương lai.

Tham gia Hội chợ lần này có 8 gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của huyện Mang Yang và 4 gian hàng của các huyện Đak Pơ, Đak Đoa và thị xã An Khê.

Những mặt hàng giới thiệu tại hội chợ đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của mỗi địa phương như: Cà phê bột Linh Nham, tiêu hữu cơ, cao đinh lăng, tinh dầu, rượu đan sâm, măng le sấy khô, trà thảo dược, gạo ĐT, mật ong và các loại trái cây... Các sản phẩm đều có bao bì, nhãn mác đầy đủ; một số sản phẩm còn có tem truy xuất nguồn gốc.

Thương hiệu gạo ĐT của HTX Nông- lâm nghiệp và dịch vụ Đăk Trôi (xã Đak Trôi) là một trong những sản phẩm độc đáo góp mặt tại hội chợ lần này. Gạo ĐT đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, khá nổi tiếng đối với người tiêu dung trong và ngoài tỉnh.

Chị Phạm Thị Mỹ Châu, phụ trách gian hàng cho biết: “Khách hàng rất quan tâm tới các sản phẩm đặc trưng của địa phương bởi sự uy tín, chất lượng. Quy trình tạo ra sản phẩm đều được thẩm định kỹ lưỡng. Nhiều khách hàng sau khi mua gạo đã xin số điện thoại liên hệ để tiện đặt hàng sau này”.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ An Bình Phát (thị trấn Kon Dơng) với gian hàng trưng bày các sản phẩm: Tinh dầu sả, tinh dầu màng tang, tinh dầu sachi, cao bồ kết, xịt dưỡng tóc, sữa rửa mặt… thu hút đông khách hàng đến trải nghiệm, mua sắm. Tại đây, khách tham quan còn có thể dùng thử các sản phẩm trực tiếp tại gian hàng.

Nhiều sản phẩm OCOP của địa phương được đánh giá rất tốt.
Nhiều sản phẩm OCOP của địa phương được đánh giá rất tốt.

Ông Lê Xuân Nhàn, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Bình Phát cho biết: “Các sản phẩm được bày bán của Hợp tác xã đều được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh năm 2021. Nguyên liệu tạo ra sản phẩm hoàn toàn đến từ tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm có giá trung bình từ 50.000- 90.000 đồng. Hội chợ đã tạo cơ hội để chúng tôi quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với nhiều khách hang hơn”.

Với sự đa dạng sản phẩm, các gian hàng đã nhận được sự quan tâm và tạo ấn tượng tốt với khách hàng đến tham quan, mua sắm. Ông Ngô Hữu Quế (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chia sẻ: “Đây là cơ hội rất ý nghĩa, giúp người dân trong huyện và các vùng lân cận có cơ hội tham quan, mua sắm các sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Bản thân tôi rất yên tâm về chất lượng của những sản phẩm được trung bày ở đây”.

Một sắc màu mới cho Hội chợ

Ngoài các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, hội chợ còn có 5 gian hàng trưng bày cây cảnh, tác phẩm hội họa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thuộc nhiều thể loại của các nghệ nhân, nhà vườn của Hội Sinh vật cảnh các huyện: Mang Yang, Đăk Pơ, Đăk Đoa và thị xã An Khê. Điều này đã làm phong phú thêm cho hội chợ, đồng thời giúp các Hội Sinh vật cảnh trong tỉnh có cơ hội quảng bá những sản phẩm độc đáo của mình.

Ông Hoàng Phú (Hội sinh vật cảnh thị xã An Khê) cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được mời tham gia hội chợ lần này. Đây là dịp tốt để chúng tôi có cơ hội tham gia trưng bày những sản phẩm sinh vật cảnh do các nghệ nhân làm ra. Những sản phẩm của các hội viên thị xã An Khê mang đến hôm nay sẽ giúp cho du khách chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo, thêm nhiều thú vị. Ngoài ra, nhân sự kiện này giúp cho chúng tôi có cơ hội giao lưu học hỏi giữa các hội sinh vật cảnh ở các địa phương khác”.

Du khách tham quan các gian hàng OCOP tại Hội chợ.
Du khách tham quan các gian hàng OCOP tại Hội chợ.

Còn với ông Thái Thuận (Hội Sinh vật cảnh huyện Đăk Pơ) thì: Tham gia hội chợ triển lãm của huyện Mang Yang lần này là dịp để những hội viên chúng tôi cọ xát, giao lưu học hỏi, nâng cao trình độ về cây cảnh ngày càng thành đạt hơn. Đây cũng là dịp để chúng tôi có dịp kết nối với nhau trong lĩnh vực này.

Ông Krum Dam Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mang Yang cho biết, hội chợ lần này là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà vườn có điều kiện, kết nối, liên doanh trong chuỗi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm sau đại dịch Covid-19.

Đây cũng là dịp để huyện Mang Yang xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm OCOP chất lượng, giới thiệu các sản phẩm tiềm năng của huyện đến với người tiêu dùng. Theo đó, khách hàng đến tham quan, mua sắm tại hội chợ sẽ là cầu nối để giới thiệu sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

“Hội chợ thành công sẽ là tiền đề để huyện Mang Yang tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thường xuyên hơn trong thời gian tới”, ông Đoàn nhấn mạnh.

Chương trình OCOP Mang Yang đang góp phần lan tỏa những sản phẩm đặc sắc của quê hương. Những giá trị của OCOP hội tụ nơi Hội chợ rồi lan tỏa đi muôn nơi nhờ bắt nhịp được với tiếng nói của khách hàng./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Tuần hàng OCOP 2025: Cầu nối hàng Việt – người Việt

Với hơn 500 sản phẩm đặc sản vùng miền, Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản an toàn 2025 diễn ra tại quận Đống Đa là dịp quảng bá, kết nối giao thương và đưa hàng Việt chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô và du khách.
Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Hà Nội nâng tầm sản phẩm, lan tỏa giá trị OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tích cực nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu gắn với văn hóa vùng miền, đưa những sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sản phẩm OCOP

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong việc phát triển, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các mặt hàng đặc trưng của địa phương.
Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Sản phẩm OCOP lan tỏa trong lòng người tiêu dùng

Hàng Việt ngày càng chiếm được lòng tin người tiêu dùng nhờ chất lượng và mẫu mã cải tiến. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định vị thế khi được đưa vào hệ thống phân phối hiện đại và tiếp cận sâu rộng thị trường trong nước.
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề

Sở hữu sức mua lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, thị trường nội đô Hà Nội đang trở thành đòn bẩy để sản phẩm OCOP và làng nghề vươn xa. Thành phố đang khai thác mạnh tiềm năng này bằng các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại quy mô và bài bản.
Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số giúp sản phẩm OCOP “cất cánh” trên thị trường

Trong kỷ nguyên số, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã trở thành giải pháp then chốt giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao giá trị bền vững cho kinh tế nông thôn.
Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Nem nắm Xuân Khôi – Giữ trọn hồn quê trong từng hạt thính

Từ món ăn quê mộc mạc, nem nắm Xuân Khôi của người dân thôn Phương Bản (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) đã vươn mình thành đặc sản được yêu thích, đạt chuẩn OCOP 3 sao – kết tinh từ chất lượng và lòng tận tâm của người làm nghề.
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, kết hợp truyền thống và hiện đại, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Cải tiến bao bì, kênh phân phối và chứng nhận OCOP hứa hẹn giúp sản phẩm vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cho người dân và bảo tồn nông sản Việt.
OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

OCOP - Chìa khóa đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, đưa các sản phẩm OCOP từ nông thôn đến tay người tiêu dùng toàn cầu.
Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Gỡ nút thắt cho nông sản và sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ chiếc bao bì

Trong xu thế hội nhập, nông sản và sản phẩm OCOP Việt muốn vươn xa cần chú trọng không chỉ chất lượng mà cả bao bì, hình ảnh. Theo chuyên gia, đầu tư bao bì chính là “chìa khóa” giúp tháo gỡ nút thắt trong tiêu thụ, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Hà Nội tổ chức tuần hàng đặc biệt: Hơn 500 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền quy tụ

Sáng ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025 tại Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

OCOP Ninh Bình - “Chìa khóa” đánh thức đặc sản, gìn giữ văn hóa

Ninh Bình hiện có 209 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang đậm hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế từ đôi tay người thợ. Mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của văn hóa bản địa mà còn là lời mời gọi du khách tìm về miền đất Cố đô.
Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã từng bước mở rộng ra thị trường xuất khẩu để phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, gắn với vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động