Nhập khẩu phân bón tăng mạnh trong tháng 5 Gần 1,4 triệu tấn phân bón được nhập về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm Nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2021 nhập khẩu phân bón các loại về Việt Nam sụt giảm cả về khối lượng, kim ngạch và giá so với tháng 5/2021, với mức giảm tương ứng 19%, 21% và 2,5%, đạt 439.700 tấn, tương đương 126,27 triệu USD, giá 287,2 USD/tấn; so với tháng 6/2020 thì tăng tương ứng 34,9%, 56,3% và 15,8%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập khẩu 2,31 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 645,32 triệu USD, giá trung bình 279,3 USD/tấn, tăng 14,4% về khối lượng, tăng 25,5% về kim ngạch và tăng 9,7% về giá so với 6 tháng đầu năm 2020.
Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc và Indonesia tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm |
Phân bón của Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm 45% trong tổng khối lượng và chiếm 43,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,04 triệu tấn, tương đương 281,08 triệu USD, giá trung bình 270,5 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 22,5%, 37,5% và 12,2%. Riêng tháng 6/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 3,7% về kim ngạch và giảm 9,7% về giá so với tháng liền kề trước đó, đạt 218.997 tấn, tương đương 56,61 triệu USD.
Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 cung cấp phân bón cho Việt Nam chiếm 13% trong tổng khối lượng và chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 299.771 tấn, tương đương 94,97 triệu USD, giá trung bình 316,8 USD/tấn, tăng mạnh 50,8% về lượng, tăng 101,4 % kim ngạch và tăng 33,6% về giá; riêng tháng 6/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh 62,5% về khối lượng, tăng 70,4% về kim ngạch và tăng 4,9% về giá so với tháng 5/2021, đạt 95.321 tấn, tương đương 35,42 triệu USD.
Trong khối Đông Nam Á, thì Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ Indonesia chiếm 42% trong tổng khối lượng và chiếm 50,4% trong tổng kim ngạch, đạt 125.877 tấn, tương đương 47,82 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 262,8%, 432% và 46,7%.
Đứng sau thị trường Đông Nam Á là thị trường Nga đạt 184.727 tấn, tương đương 59,54 triệu USD, giá trung bình 322,3 USD/tấn, giảm 3,9% về lượng và giảm 3,5% kim ngạch, nhưng giá tăng nhẹ 0,4%, chiếm 8% trong tổng khối lượng và chiến 9,2% trong tổng kim ngạch.