Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Tại Bệnh viện E ghi nhận nhiều ca mắc cúm bội nhiễm do tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Bác sĩ cảnh cáo, việc dùng thuốc tự do không theo hướng dẫn là yếu tố gia tăng virus cúm sẽ gây khó khăn cho điều trị bệnh cúm trong tương lai.
Bác sĩ nói gì về việc “tăng đề kháng, vượt ốm tự nhiên” bằng máy sấy tóc? Tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?

Nhập viện cúm bội nhiễm do tự dùng Tamiflu

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến cúm năm nay diễn biến nghiêm trọng?
Bệnh nhân cúm nhập viện điều trị tại Bệnh viện E.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, số ca mắc cúm tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025 nhưng chưa có đột biến so với các năm trước. Các chủng virus cúm phổ biến gồm cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Hiện nay, thời tiết mùa đông - xuân với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Đồng thời, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh…

ThS.BS Đinh Thị Bích Thục, Khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, thống kê từ tháng 1/2025, khoa Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 250 ca bệnh cúm các loại. Tuy nhiên, thời gian từ sau Tết Nguyên đán 2025, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm mỗi ngày. Cao điểm có ngày gần 40 bệnh nhân tới khám, trong đó, hơn một nửa là mắc cúm.

Theo ghi nhận tại Bệnh viện E, thời gian vừa qua đã tiếp nhận nhiều ca mắc cúm bội nhiễm do tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Cúm B bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng thứ phát xảy ra khi cơ thể đang bị cúm B. Nghĩa là ngoài virus cúm B, người bệnh còn bị nhiễm thêm vi khuẩn hoặc virus khác, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong đó, trường hợp của chị N.N.P (30 tuổi, Hà Nội), trước khi nhập viện 4 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, chị P đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến chị P phải đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E.

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến cúm năm nay diễn biến nghiêm trọng?
Thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48h đầu.

Tại đây, chị P được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải. Theo bác sĩ điều trị từ trường hợp này cho thấy ngay cả người trẻ có tiền sử khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt khi bệnh diễn biến kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường.

Cũng tại đây, bà N.T.T (73 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, ho có đờm, đau họng và mệt mỏi. Trước đó 4 ngày, bà T xuất hiện các triệu chứng cúm nhưng tự ý mua thuốc uống thay vì đi khám. Khi bệnh diễn biến nặng hơn bà T mới đến Bệnh viện E khám và được chẩn đoán mắc cúm A bội nhiễm. Tại bệnh viện, người bệnh được điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.

BS. Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48h đầu, có triệu chứng sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48h, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.

Thuốc kháng virus cúm chỉ có lợi ích với những người bị cúm nặng (đã nhập viện), hoặc bị cúm và có yếu tố nguy cơ bị nặng và cần được bác sĩ đánh giá và kê đơn. Việc tự ý mua và dùng thuốc tự do không theo hướng dẫn, không đúng liều lượng và thời gian có thể là yếu tố gia tăng tình trạng virus cúm đề kháng thuốc sẽ gây khó khăn cho điều trị bệnh cúm trong tương lai.

Người trẻ khỏe cũng không chủ quan với cúm

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến cúm năm nay diễn biến nghiêm trọng?
Người dân cần chú ý tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh theo khuyến cáo.

Bác sĩ Thục chia sẻ: "Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng. Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Mặc dù nhiều trường hợp cúm có thể tự hồi phục, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí đe dọa tính mạng ở những trường hợp nặng".

Thời gian gần đây, cao điểm có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới khám cho gần 40 người bệnh, trong đó hơn một nửa người bệnh mắc cúm. Đáng chú ý, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp…) mà ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan. Hiện tại khoa Bệnh Nhiệt đới đang tiếp nhận và điều trị nội trú cho hơn 20 người bệnh mắc cúm các loại.

Những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; Trẻ em dưới 5 tuổi; Người trên 65 tuổi; Người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; Người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế.

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc đến ngay bệnh viện để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, mọi người cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Đặc biệt, người dân cần chú ý tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh theo khuyến cáo; thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ? Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện
Những người không nên ăn quả bơ? Những người không nên ăn quả bơ?
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng
Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Sau khi chạy 42km tại một giải marathon, nam bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và bị tổn thương gan, thận, buộc phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Thịt cua có nhiều vitamin C, B6, protein, canxi, magiê, kali, kẽm, selen và một số dưỡng chất có lợi khác. Nhờ đó, thịt cua mang lại những lợi ích sau.
“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, vì vậy việc sử dụng thực phẩm đảm bảo tốt cho sức khỏe và tốt cho tuyến giáp ngày càng được quan tâm.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Cholesterol cao có thể gây ra những thay đổi ở chân khi đi bộ vì tắc nghẽn động mạch. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm về mức cholesterol nguy hiểm.
Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái trẻ nhập viện cấp cứu trong tình trạng lở loét vùng mặt, sưng phù toàn thân sau khi tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau răng cùng thuốc cảm.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Những ai không nên ăn măng?

Những ai không nên ăn măng?

Măng là món được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ đã cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón bằng bài thuốc dân gian từ nước cây chuối, rau má và con nhái.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho người huyết áp cao nhờ vào các dưỡng chất quan trọng như kali, magiê, chất xơ, và các axit béo không bão hòa.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, có rất nhiều loại đồ uống khác có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Theo thông tin từ Sở Y tế TP Đà Nẵng, đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp không đồng ý tiêm vắc xin phòng sởi trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn địa bàn.
Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Đánh răng là thói quen hàng ngày của hầu hết chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể ăn vặt nhưng cần lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp tốt cho sức khỏe và không ăn quá nhiều để giữ đường huyết ổn định, không tăng cân.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động