Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng? Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu |
Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các trường hợp cúm có thể tự khỏi. Nếu triệu chứng nhẹ, nên nghỉ ngơi tại nhà để hạn chế lây lan, uống đủ nước và có thể sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc cúm nghiêm trọng, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
![]() |
Theo WHO, kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra. |
Theo WHO, kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như cúm. Trong trường hợp mắc cúm với triệu chứng nhẹ, WHO khuyến nghị người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm triệu chứng thông thường.
Kháng sinh là các hợp chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm hoặc được tổng hợp, bán tổng hợp. Chúng có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với một hoặc một số vi khuẩn nhất định, và một số kháng sinh có thể có tác dụng đối với nấm.
Xác định nguyên nhân gây bệnh là bước quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Kháng sinh chỉ có tác dụng với nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, trong khi cúm là bệnh do virus influenza gây ra. Do đó, kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định không chỉ không mang lại lợi ích mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
Theo chuyên gia của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng, vì cơ thể có thể tự loại bỏ virus trong vài ngày. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Một số loại thuốc kháng virus có thể ức chế sự nhân lên của virus cúm, nhưng cần được sử dụng đúng thời điểm.
Kháng sinh chỉ được chỉ định khi bệnh nhân cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Trong các trường hợp cúm nặng phải nhập viện, người bệnh cần được chăm sóc tích cực và điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus dựa trên đánh giá diễn biến bệnh.
Bệnh cúm có thể làm suy yếu tạm thời hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các nhiễm khuẩn khác xuất hiện, còn gọi là bội nhiễm. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân và chỉ định kháng sinh phù hợp nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.
Cách điều trị cúm hiệu quả
![]() |
Cách điều trị cúm hiệu quả. |
Bị cúm không nên uống thuốc kháng sinh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để điều trị bệnh cúm. Với bệnh nhân có triệu chứng cúm nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Người bị cúm có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh cúm. Thuốc kháng virus có thể giúp rút ngắn thời gian ốm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuy nhiên cần được sử dụng đúng cách và dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, cần chú ý giữ ấm cho người bệnh, tránh để người bệnh lạnh nhằm tránh bệnh lây nhiễm tiếp diễn.
Đặt thêm bình phun nước hoặc sử dụng máy tạo ẩm để tạo độ ẩm trong phòng, tránh không khí quá khô khiến bệnh tình trở nặng, nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, thịt bò, trứng, hoa quả, sữa… để cơ thể có đủ năng lượng chống lại bệnh.
Nếu sau 1 tuần, các triệu chứng của bệnh cúm không giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
![]() |
![]() |
![]() |