Những loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa |
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, thường kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, uể oải và ớn lạnh.
![]() |
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. |
Thông thường, bệnh có tính chất lành tính và các triệu chứng sẽ giảm dần sau 3 - 5 ngày, sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường hoặc bệnh trở nặng đột ngột, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và phân biệt với các bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng khác.
Bị cúm có nên tắm?
Người bị cúm vẫn có thể tắm nhưng nên sử dụng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, khi mắc cúm, người bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau tai, ngứa họng và ho. Việc tắm lâu hoặc dùng nước lạnh có thể làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất là tắm nhanh bằng nước ấm để giữ gìn vệ sinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tắm nước ấm, đặc biệt dưới vòi hoa sen, mang lại nhiều lợi ích cho người bị cảm cúm, bao gồm:
![]() |
Tắm nước ấm, đặc biệt dưới vòi hoa sen, mang lại nhiều lợi ích cho người bị cảm cúm. |
Hơi nước giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu và giúp thở dễ dàng hơn.
Giúp thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi, hỗ trợ làm tan đờm trong cổ họng và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
Ngoài ra, người bệnh cúm không nên tắm quá lâu và sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể nhanh và nhẹ nhàng. Tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm nhiệt độ ấm và dễ chịu.
Nhanh chóng lau khô cơ thể ngay sau khi tắm.
Đảm bảo phòng tắm kín đáo, tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm có nhiệt độ ấm và dễ chịu.
Người bệnh cúm cũng không nên tắm muộn vì sức đề kháng yếu trong giai đoạn này kém dễ có thể gây hệ lụy cho sức khỏe.
Khi nào người bị cúm không nên tắm?
Sau khi tìm hiểu về việc tắm khi bị cúm, có thể thấy rằng tắm nước ấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý thời gian và cách tắm phù hợp để tránh làm bệnh trở nặng hoặc kéo dài. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây, người bị cảm cúm không nên tắm:
Không tắm ngay sau khi ăn: Tắm làm giãn mạch máu, khiến máu dồn về da và cơ nhiều hơn, dẫn đến lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Không tắm khi xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, ho dữ dội, chóng mặt. Lúc này, người bệnh thiếu năng lượng, thiếu tỉnh táo và sức đề kháng yếu nên đi tắm sẽ rất dễ dẫn đến tình huống nguy hiểm và làm bệnh trở nặng. Mặt khác, khi thân nhiệt đang cao mà tiếp xúc với nước lạnh rất dễ bị sốc nhiệt. Bạn nên đợi khi các triệu chứng thuyên giảm rồi mới nên đi tắm với nước ấm.
Không tắm gội khuya. Ban đêm là thời điểm nhiệt độ hạ thấp, đồng thời, mùa cảm cúm cũng là mùa lạnh. Việc tắm và gội đầu ở thời tiết quá lạnh sẽ dễ gây sốc nhiệt, khiến mạch máu não bị co lại một cách đột ngột và có thể dẫn đến đột quỵ.
![]() |
![]() |
![]() |