Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?

Tamiflu chỉ có thể điều trị cúm A

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C
Tamifluchỉ có thể điều trị được cho những trường hợp mắc cúm A, thuốc không có tác dụng điều trị đối với cúm B và cúm C.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân mắc cúm năm nay gia tăng đột biến là do thời điểm hiện tại, thời tiết đang mùa đông xuân, nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển, cũng như các bệnh khác lây qua đường hô hấp khác như: COVID, sởi, thuỷ đậu, quai bị, não mô cầu… Các ca mắc cúm hiện nay chủ yếu vẫn là cúm mùa (cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B), không ghi nhận các chủng cúm lạ, cũng như không ghi nhận ca cúm lây từ động vật sang người (cúm A/H5N1).

Trước số ca nhiễm cúm tăng cao, nhiều người lo ngại tình trạng thiếu thuốc sẽ xảy ra, dẫn đến việc giá thuốc tăng cao hoặc khó tìm mua. Chính vì vậy, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm kiếm mua thuốc Tamiflu - loại thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir dự trữ, coi đó là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tamiflu (Oseltamivir) là một loại thuốc chống virus, chủ yếu được sử dụng để điều trị cúm (influenza) do virus cúm. Cơ chế hoạt động của Tamiflu dựa trên việc ức chế enzyme neuraminidase, một yếu tố quan trọng cho quá trình nhân lên của virus trong cơ thể.

Cụ thể, virus cúm khi xâm nhập vào tế bào chủ, chúng sẽ nhân bản và tạo ra nhiều bản sao của virus mới. Để các virus con này có thể thoát ra khỏi tế bào và tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác, chúng cần một enzyme gọi là neuraminidase. Enzyme này giúp cắt bỏ các phân tử axit sialic trên bề mặt tế bào chủ, cho phép virus con tách ra khỏi tế bào và lây lan. Thuốc Tamiflu hoạt động bằng cách ức chế neuraminidase, ngăn không cho virus cúm thoát ra khỏi tế bào và tiếp tục lây lan. Điều này giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm và giảm thời gian bệnh nhân mắc cúm.

Tuy nhiên, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, không phải bệnh nhân mắc cúm nào cũng có thể điều trị bằng thuốc Tamiflu. "Tamiflu là một trong những loại thuốc kháng virus hiệu quả, có khả năng giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng loại thuốc này chỉ có thể điều trị được cho những trường hợp mắc cúm A, thuốc không có tác dụng điều trị đối với cúm B và cúm C", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các bệnh nhân có triệu chứng giống cúm đều mắc phải virus cúm. Ví dụ các virus khác như: virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, parainfluenza virus hoặc bocavirus,... cũng có thể gây ra các triệu chứng giống cúm, nhưng lại không đáp ứng với Tamiflu. Khi sử dụng thuốc kháng virus này cho các bệnh lý không phải do virus cúm gây ra không chỉ không mang lại hiệu quả điều trị, mà còn có thể khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Về lâu dài, việc lạm dụng thuốc Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc khiến cho việc điều trị bệnh cúm trong tương lai trở nên khó khăn và ít hiệu quả hơn.

Với những bệnh nhân chưa từng dùng qua thuốc Tamiflu, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra dị ứng với thuốc với các triệu chứng như: phát ban, ngứa, hoặc nặng hơn là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với những người bị suy gan nặng, thuốc Tamiflu không điều chỉnh liều có thể làm tăng mức độ tổn thương gan.

Khi nào có thể sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị?

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C
Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có biến chứng như viêm phổi do nhiễm khuẩn hoặc virus khác, Tamiflu sẽ không còn hiệu quả và không nên sử dụng.

Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, Tamiflu là thuốc kháng virus, chỉ có tác dụng đối với virus cúm, vì vậy việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, việc sử dụng Tamiflu phải có chỉ định của bác sĩ, xác nhận bệnh nhân mắc cúm A thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chính xác.

Chia sẻ về lợi ích của Tamiflu trong điều trị cúm, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, các nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn cho thấy thuốc kháng virus như Tamiflu có thể ngăn ngừa bệnh cúm nặng có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Đặc biệt, Tamiflu có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi hoặc các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến nhập viện. Khi được sử dụng sớm, Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển khi bệnh cúm tiến triển. Tamiflu thậm chí có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị các biến chứng do nhiễm vi khuẩn khác liên quan đến bệnh cúm.

Tuy nhiên, bác sĩ Lê Quốc Hùng khuyến cáo: "Thuốc Tamiflu nên được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, tốt nhất là trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Đây là thời gian mà thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian mắc bệnh. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có biến chứng như viêm phổi do nhiễm khuẩn hoặc virus khác, Tamiflu sẽ không còn hiệu quả và không nên sử dụng”.

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em hoặc người có bệnh nền. Việc sử dụng Tamiflu cần được điều chỉnh phù hợp với từng người bệnh, đặc biệt là khi có các yếu tố như: tình trạng sức khỏe chung, mức độ bệnh lý nền hay các thuốc đang sử dụng đồng thời.

"Thông thường, mỗi ngày bệnh nhân sẽ uống 2 viên, nhưng với những người có bệnh nền bác sĩ sẽ điều chỉnh liều cho phù hợp. Thời gian điều trị trung bình là 5 ngày nhưng cũng có thể dài hơn đối với một số bệnh nhân mắc các bệnh nền", bác sĩ Lê Quốc Hùng chia sẻ.

Đề nghị kiểm tra nguồn gốc thuốc Tamiflu trên toàn quốc Đề nghị kiểm tra nguồn gốc thuốc Tamiflu trên toàn quốc
Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn hộp thuốc Tamiflu không rõ nguồn gốc Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn hộp thuốc Tamiflu không rõ nguồn gốc
Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá
Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu
Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì? Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?
Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng

Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng

Bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, ghi nhận gần 39.000 ca nghi mắc sởi trên cả nước, trong đó có 5 ca tử vong.
Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Khô miệng ban đêm có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.
Việt Nam là quốc gia có chỉ số hạnh phúc xếp thứ 2 Đông Nam Á

Việt Nam là quốc gia có chỉ số hạnh phúc xếp thứ 2 Đông Nam Á

Việt Nam xếp thứ 46 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm nay, đạt mức cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Nắng nóng diện rộng sắp xuất hiện ở miền Bắc

Nắng nóng diện rộng sắp xuất hiện ở miền Bắc

Theo dự báo, từ 25/3, một đợt nắng nóng diện rộng sẽ xuất hiện ở khu vực từ Huế đến Tây Bắc bộ do tác động của một vùng áp thấp nóng.
Đau lưng kéo dài, người đàn ông nghi ngờ bị lao cột sống

Đau lưng kéo dài, người đàn ông nghi ngờ bị lao cột sống

Lao cột sống là tình trạng nhiễm khuẩn đĩa đệm và đốt sống do vi khuẩn gây ra, từng được coi là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn xương khớp.
Bé một tuổi gãy xương đùi khi chơi tung hứng với bố, bác sĩ khuyến cáo không nên làm điều này

Bé một tuổi gãy xương đùi khi chơi tung hứng với bố, bác sĩ khuyến cáo không nên làm điều này

Trong khi bố và em bé đang chơi trò tung hứng, trẻ 1 tuổi bất ngờ bị gãy xương đùi và phải bó bột toàn thân.
Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi

Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra và giám sát tình hình bệnh sởi tại nhiều địa phương, nhằm ứng phó với sự gia tăng số ca mắc trong thời gian qua.
Bệnh nhi 7 tuổi bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng được cứu sống

Bệnh nhi 7 tuổi bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng được cứu sống

Các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế vừa điều trị thành công và cứu sống một bé gái 7 tuổi bị loạn nhịp tim nặng, tổn thương cơ tim, với nguy cơ tử vong rất cao.
Cứu sống sản phụ bị băng huyết sau lần thứ 6 sinh con

Cứu sống sản phụ bị băng huyết sau lần thứ 6 sinh con

Một người phụ nữ ở tỉnh Ninh Thuận sinh con lần thứ 6 và gặp phải tình trạng sốc mất máu nghiêm trọng do băng huyết sau sinh.
Nhập viện cấp cứu vì uống nước lá để giải độc gan

Nhập viện cấp cứu vì uống nước lá để giải độc gan

Sau gần một tháng liên tục uống nước lá cây để giải độc gan, người đàn ông đã phải nhập viện do men gan và đường máu tăng cao bất thường.
Mùa hè năm 2025: Nắng nóng xuất hiện muộn, không gay gắt như năm 2024

Mùa hè năm 2025: Nắng nóng xuất hiện muộn, không gay gắt như năm 2024

Thời tiết mùa hè 2025 ở nước ta được dự báo sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024. Khả năng có 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền trong các tháng 7-9.
Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi

Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi

Em bé 2 tuổi tại Cao Bằng đã phát bệnh trong 3 ngày trước khi được đưa đến viện, trong tình trạng nghiêm trọng với da xanh nhợt, môi khô tím tái, mắt trũng sâu do mất nước nặng, và không có phản ứng khi được gọi hỏi.
Hội chứng "trái tim tan vỡ" xuất hiện ở người phụ nữ sau khi bị chấn thương sọ não

Hội chứng "trái tim tan vỡ" xuất hiện ở người phụ nữ sau khi bị chấn thương sọ não

Người phụ nữ ngã từ độ cao 3 mét, chấn thương sọ não. Sau 4 ngày, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp tính, bác sĩ chẩn đoán hội chứng"trái tim tan vỡ".
Người đàn ông bị ho kéo dài do xương vịt mắc kẹt trong phổi suốt 2 năm

Người đàn ông bị ho kéo dài do xương vịt mắc kẹt trong phổi suốt 2 năm

Bệnh nhân nhớ lại khoảng 2 năm trước có hóc xương, sau đó thấy không có triệu chứng đặc biệt nên không đi kiểm tra.
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh

Mùa xuân đến mang theo sự thay đổi thời tiết thất thường, thời tiết nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhân tố gây bệnh phát triển.
Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Hiến máu không chỉ là hành động cao đẹp giúp đỡ người bệnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của chính người hiến máu.
Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây

Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây

Chứa lượng nước và chất xơ cao, quýt là loại quả có nhiều tác dụng với sức khoẻ như tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa đột quỵ, tốt cho mắt. Tuy nhiên, ở huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) đang xảy ra tình trạng quýt rụng đầy gốc ít người mua.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu "thần thánh"

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu "thần thánh"

Sở Y tế TP HCM khẳng định chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa hay cơ sở pháp lý để áp dụng lọc máu giúp phòng mỡ máu, đột quỵ, ung thư…
Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến việc hái nấm hoang dại về nấu ăn. Chuyên gia khuyến cáo người dân không nên hái các loại nấm mọc hoang dại để ăn, trừ mộc nhĩ.
9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất

9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất

9 người ở Tuyên Quang đã bị ngộ độc sau một buổi liên hoan, nghi do rượu được đựng trong vỏ chai có thể đã được tái sử dụng từ chai đựng hóa chất.
Tác hại của nấm mốc trong nhà

Tác hại của nấm mốc trong nhà

Mùa nồm ẩm, là điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong nhà. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống bệnh sởi để bàn giải pháp ngăn chặn dịch lây lan.
Bé 5 tuổi vỡ lách do tai nạn giao thông

Bé 5 tuổi vỡ lách do tai nạn giao thông

Bố đèo con ngồi trước xe máy không may bị tai nạn, bé 5 tuổi bị văng khỏi xe ngã đập bụng xuống đường gây vỡ lách, tràn máu ổ bụng.
Hàng trăm người tham gia giải chạy bộ ủng hộ quỹ xoá nhà tạm, dột nát

Hàng trăm người tham gia giải chạy bộ ủng hộ quỹ xoá nhà tạm, dột nát

Hơn 500 người đam mê chạy bộ đã tham gia vào giải chạy bộ nhằm gây quỹ ủng hộ chương trình xoá nhà tạm, dột nát trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Hôn mê sau khi dùng đơn thuốc cũ điều trị tiểu đường

Hôn mê sau khi dùng đơn thuốc cũ điều trị tiểu đường

Người phụ nữ mắc tiểu đường không đi khám định kỳ mà tự ý dùng toa thuốc cũ đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, tai biến mạch máu não, viêm phổi...
Loại quả phòng ung thư giúp ông nông dân kiếm tiền tỷ mỗi năm

Loại quả phòng ung thư giúp ông nông dân kiếm tiền tỷ mỗi năm

Quả roi đỏ, còn gọi là quả mận đỏ ở một số địa phương, là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Dịch bệnh Sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Thanh Hóa: 2 vợ chồng tử vong sau khi ăn nấm hái trong rừng

Thanh Hóa: 2 vợ chồng tử vong sau khi ăn nấm hái trong rừng

Hai vợ chồng ở bản Co Cài, xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã tử vong do ăn phải nấm độc hái trong rừng.
Người lười ăn rau có thể nạp thêm chất xơ từ trái cây nào?

Người lười ăn rau có thể nạp thêm chất xơ từ trái cây nào?

Vụ kẹo rau củ Kera xôn xao dư luận gần đây cho thấy mọi người khá quan tâm đến việc bổ sung chất xơ, vậy ngoài rau thì chúng ta có thể nạp thêm chất này từ trái cây nào?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động