Một số vị thuốc dân gian không phải ai cũng biết từ hạt điều Những công dụng tuyệt vời của đỗ đen đối với sức khỏe Thuốc Đông y: Bồ công anh có công dụng chữa bệnh “thần kỳ” |
![]() |
Chanh leo |
Cây chanh leo còn được gọi với cái tên như: chanh dây, mác mác, lạc tiên trứng. Tên khoa học của chanh leo là: Passiílora Incamata Lour. Quả chanh leo có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, thường có 2 màu vàng và màu tím nhưng loại màu tím được trồng phổ biến hơn.
Tại Việt Nam, cây chanh lèo được trồng rải rác khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, chủ yếu tập chung ở các tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, Cần Thơ với diện tích tương đối lớn.
Trong y học, cả hoa, lá, trái và vỏ trái chanh leo đều được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Theo kinh nghiệm của nhân dân, chanh leo thường được dùng để chế thuốc an thần: vừa lành, vừa rẻ mà tác dụng khá cao.
Một số công dụng của chanh leo:
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Trong chanh leo có chứa rất nhiều chất oxy hóa giúp chống lại các tế bào gây ung thư, chanh leo cũng là nguồn chứa vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác giúp ngăn ngừa ung thư. Piceatannol, một hợp chất quan trọng khác được tìm thấy trong chanh dây cũng có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng.
Hỗ trợ bảo vệ tim mạch: Chanh leo rất giàu kali, một loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu. Qua đó có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim toàn diện.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Chanh leo là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa do có hàm lượng chất xơ cao, phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trong phần ruột và vỏ chanh dây có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol bằng cách bài tiết qua phân.
![]() |
Hỗ trợ giảm cân: Chanh leo là một trong số những trái cây lý tưởng để giảm cân vì có ít calo, chất béo và natri. Mỗi 100g chanh dây chỉ có 97 calo cùng hàm lượng chất xơ cao sẽ nhanh làm đầy dạ dày của bạn và giảm cảm giác thèm ăn một cách đáng kể.
Giúp giảm stress: Folate và kali trong chanh leo có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và làm giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, kali có công dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức, còn folate có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
Giúp ngủ ngon hơn: Chanh leo đặc biệt có lợi cho người bị mất ngủ hoặc bị chứng rối loạn giấc ngủ. Hợp chất alkaloids có trong chanh dây có thể giúp tĩnh tâm, an thần, giảm bớt bồn chồn lo âu và làm cho giấc ngủ sâu hơn.
Giúp làm đẹp da: Chanh dây là một nguồn cung vitamin A dồi dào, một dưỡng chất đặc biệt có lợi giúp làm đẹp cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong chanh dây như vitamin C, riboflavin và carotene cũng giúp tăng cường sức khỏe của da và đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa.
Một số lưu ý khi sử dụng chanh leo:
Việc dùng chanh dây thường xuyên sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim.
Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông.
Chanh dây cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh dây cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ, người dùng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.