Những mô hình nuôi heo ăn chay, bà con có thể áp dụng ngay để làm giàu Nuôi kiến cảnh làm thú cưng vừa vui lại kiếm tiền rủng rỉnh Liên kết nuôi heo rừng lai, lợi nhuận cao vì không lo đầu ra |
Lợn rừng là loại động vật hoang dã thông thường. |
Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng thông thường và các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II, Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Như vậy, động vật hoang dã là động vật rừng thông thường. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý, Bảo vệ rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận, lợn rừng là loại động vật hoang dã thông thường, theo quy định của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khi nuôi sinh sản, sinh trưởng loài động vật này phải có hồ sơ đăng ký, có sự giám sát, quản lý của cơ quan chức năng.
Những mô hình nuôi lợn rừng lai của người dân cho hiệu quả kinh tế cao. |
Cụ thể, chủ trại nuôi phải làm đơn đăng ký nuôi sinh sản, sinh trưởng các loại động vật hoang dã; phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc về động vật hoang dã rõ ràng, hợp pháp. Nếu là động vật săn, bắt, bẫy từ tự nhiên về để nuôi phải được sự cho phép của cơ quan chức năng.
Khi mua, bán, trao đổi phải có biên bản xác nhận về nguồn gốc của động vật hoang dã do cơ quan kiểm lâm nơi động vật hoang dã xuất bán (chỉ có cơ quan kiểm lâm mới có thẩm quyền xác nhận về nguồn gốc của động vật hoang dã). Ngoài ra phải có bản kê động vật hoang dã, đơn xin bán động vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi do cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận.
Trong các điều kiện để đảm bảo được cấp giấy chứng nhận nuôi heo rừng theo quy định thì chuồng, trại phải đảm bảo các điều kiện phù hợp với đặc tính của loài nuôi, đảm bảo an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Sau khi có đủ hồ sơ thì Chi cục Kiểm lâm sẽ cử cán bộ Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng, kết hợp với Thanh tra Pháp chế và Phòng Cảnh sát Môi trường-Công an tỉnh kiểm tra thực tế tại chuồng, trại nuôi động vật hoang dã thông thường, trong đó có trại nuôi heo rừng. Nếu trại nuôi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định nêu trên thì mới được xem xét cấp giấy chứng nhận nuôi hợp pháp.
Lợn rừng lai có sức đề kháng tốt và ăn thức ăn tự nhiên. |
Trại nào chăn nuôi động vật hoang dã mà không đăng ký, khi các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện không có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật được điều chỉnh bởi Nghị định 99/2009/NĐ-CP năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Cụ thể, tại Điều 19 của Nghị định này quy định rõ: Người có hành vi săn, bắt, bẫy nuôi, nhốt, giết động vật rừng trái quy định của pháp luật tùy theo giá trị của động vật, hoặc từng bộ phận phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 500 triệu đồng. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng, các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng trại nuôi bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Người có hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...
Như vậy, lợn rừng là động vật hoang dã thông thường và được phép nuôi nuôi sinh sản và khai thác thực phẩm. Tuy nhiên, khi nuôi lợn rừng, bà con phải có hồ sơ đăng ký, có sự giám sát, quản lý của cơ quan chức năng để tránh bị xử phạt theo quy định pháp luật./.