![]() |
Mít là loại quả đặc trưng của mùa hè |
Mít là loại cây nhiệt đới có quả lớn xù xì nhìn khá thô, nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Quả mít có thể thưởng thức trực tiếp hay làm được nhiều món ngon như sữa chua mít, mít sấy, hạt mít.
Thịt mít chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều dưỡng chất khác như: vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D. Ngoài ra quả mít còn chứa khoáng chất và không có chất béo và cholesterol xấu.
Hạt mít chứa 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng và chất xơ.
Nhờ sở hữu những chất dinh dưỡng này, mít đem lại các lợi ích sức khỏe dưới đây:
Giảm cân: Đây là một trong những tác dụng mít mang đến cho cơ thể khiến nhiều người bất ngờ. Mít có thể giúp giảm cân vì nó không có chất béo và ít calo cho phép người ăn kiêng tiêu thụ an toàn và thoải mái cũng như hưởng lợi hoàn toàn từ tất cả các chất dinh dưỡng khác.
Hỗ trợ tiêu hóa: Mít góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa khi ăn thường xuyên do hàm lượng chất xơ cao (3g cho mỗi 160g). Nó không gây đau dạ dày ngay cả khi ăn với số lượng lớn và cải thiện nhu động ruột. Nó cũng bảo vệ ruột kết bằng cách loại bỏ các thành phần gây ung thư ra khỏi ruột già.
Tốt cho mắt và da: Mít chứa rất nhiều vitamin A, rất tốt cho việc duy trì thị lực khỏe mạnh và hoạt động như một chất chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cũng được coi là một thành phần chống lão hóa tích cực cho làn da rạng rỡ hơn.
Tốt cho hệ thần kinh, cơ bắp: Trong mít chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Do vậy mít tốt cho cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chữa bệnh loét dạ dày: Một trong những tác dụng mít là chữa bệnh lở loét vì nó có đặc tính chống loét, sát trùng, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Hỗ trợ xương chắc khỏe: Việc ăn mít rất được khuyến nghị vì nó giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Bên cạnh việc cung cấp canxi cho cơ thể, nó còn chứa vitamin C và magie giúp cơ thể tiếp tục hấp thu canxi.
Cải thiện chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương: Hạt mít làm tăng các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh
![]() |
Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.
Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.