Dương xỉ còn được gọi là rau dớn |
Dương xỉ (tên khoa học là Polypodium Leucotomos), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, chứa nhiều hoạt chất quý, được ứng dụng linh hoạt cho y học để bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, cây còn gọi là rau dớn, thái quyết, cẩu tích, mọc nhiều ở ven rừng, bờ suối, vực sâu... thường là những nơi ẩm thấp. Người dân nước ta coi dương xỉ là cỏ dại, song nhiều quốc gia lại cho đây là loại rau có giá trị, được chế biến thành nhiều món ăn.
Giá trị dinh dưỡng của dương xỉ
Trong 1 chén (240g) dương xỉ đà điểu đã nấu chín có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
Calo: 46
Chất béo: 1g
Cholesterol: 0g
Carb: 8g
Chất đạm: 6g
Chất xơ: 3g
Natri: 1mg
Đường: 3g
Vitamin C: 31 mg
Sắt: 2 mg
Kali: 501 mg
Ngoài ra, dương xỉ còn có nhiều chất chống oxy hóa và axit béo thiết yếu. Chính vì thế, loại rau này còn được coi là ‘siêu thực phẩm’. Dương xỉ đặc biệt tốt cho những người không thích ăn cá - một nguồn thực phẩm chứa nhiều axit béo.
Dương xỉ là một nguồn thực phẩm giàu kali. Một khẩu phần dương xỉ cung cấp khoảng 11% lượng kali cần thiết hàng ngày đối với người trưởng thành. Kali đã được chứng minh có thể giữ huyết áp luôn ở mức khỏe mạnh.
Lượng vitamin C trong dương xỉ cũng khá dồi dào. Một khẩu phần dương xỉ cung cấp khoảng 34% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một khẩu phần dương xỉ cũng cung cấp 10% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chế độ ăn chứa nhiều chất xơ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm duy trì sức khỏe đường ruột, giảm cholesterol ‘xấu’, kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cân nặng ở mức vừa phải, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, giảm nguy cơ mắc ung thư.
Dương xỉ chế biến được nhiều món ăn |
Theo chuyên gia về công nghệ sinh học - PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cây dương xỉ là loài thực vật không có độc. Xét về mặt dinh dưỡng thì dương xỉ không mang lại giá trị dinh dưỡng gì đặc biệt, tuy nhiên, dương xỉ cũng có những tác dụng nhất định đối với sức khỏe con người.
Theo một số sách về thực vật, dược liệu, dương xỉ là loại cây thân thảo và gần như không thân, có chiều cao trung bình từ 15-30cm, lá kép mọc thành từng cụm có lông tơ nhỏ và thon gọn như những chiếc răng lược, lá non cuộn tròn và có lông. Là các thực vật có mạch và khác với thực vật có hạt ở phương thức sinh sản do không có hoa và hạt.
Dương xỉ trị chứng viêm: Loại cây này đặc biệt giàu protein, carbohydrate, chất béo, khoáng chất và vitamin. Một số loại vi khuẩn có lợi trong cây dương xỉ còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, sát trùng.
Vì vậy, loại cây này rất tốt đối với những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét… Khi ăn dương xỉ, nên dùng nước sôi chần qua một chút để bớt đi vị chát. Loại rau này có tính lạnh, người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều”.
Dùng dương xỉ để chữa các căn bệnh như lang ben, bạch biến: Lang ben, bạch biến là những căn bệnh ngoài da thường gặp. Lấy lá dương xỉ rửa sạch, đem phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột, trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với đặc tính của làn da bạn).
Thường xuyên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy những tình trạng trên được khắc phục nhanh chóng và dần biến mất.
Dương xỉ chữa mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư: Trong các loại dương xỉ thì cẩu tích (loại có thân yếu, lá to, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt) được đánh giá là tốt nhất. Lấy 15-20g cẩu tích, 10g đỗ trọng đem sắc với 750m, 10g thục địa, 8-10g dây tơ hồng (đã sao), tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho lên bếp đun, để lửa nhỏ đun cho đến khi cạn còn 200ml nước thì được. Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.
Dùng lá cây dương xỉ tươi giã đắp cầm máu, làm lành vết thương và chữa sưng tấy.
Bên cạnh những công dụng làm cảnh, rau ăn và làm thuốc thì dương xỉ có khả năng hấp thụ những độc tố rất tốt trong đó có hấp thụ asen, các chất khí gây ô nhiễm. Cây dương xỉ còn có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính và máy in, khiến cho không khí trong lành hơn và tinh thần thoải mái hơn.