Ăn mít có nóng không? Mít, loại trái cây "vàng" cho sức khỏe Mít: Trái cây ngon, vị thuốc quý |
Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội, mít là loại cây phổ biến với người Việt Nam từ lâu đời. Không chỉ thơm ngon, mít còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào. Thành phần múi mít có nước 72,3%; protein 1,7%; glucid 23,7%; lipid 0,3%.
100g múi mít chứa canxi 27g; phốt pho 38mg; sắt 0,6mg; natri 2mg; kali 407mg, các vitamin và cung cấp cho cơ thể 94 calo. Theo quan điểm Đông y, mít có vị ngọt, mùi thơm, hơi chua, tác dụng kiện tỳ, ích khí, làm đẹp mặt mày, khỏi phiền khát.
Những người không nên ăn mít
Mít tuy mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn mít.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn mít.
Người mắc các bệnh mạn tính
Những người có bệnh mạn tính chỉ nên ăn ít mít. Khi ăn mít, xoài, họ cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Người mắc đái tháo đường
Mít có thể làm tăng lượng đường trong máu do có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều. Khi ăn cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh nếu cần thiết.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đều đưa ra khuyến cáo người bệnh tiểu đường chỉ ăn lượng mít rất nhỏ, nếu ăn mít thì hạn chế các loại hoa quả khác.
Bệnh suy thận mạn
Mít là loại quả giàu Kali. Thận suy nên không làm tốt chức năng của mình khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu.
Người béo phì
Người bị béo phì có khả năng chuyển đổi đường thành mỡ nhanh chóng. Do đó, nên hạn chế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít, để tránh tích tụ mỡ trong bụng và cản trở lưu thông máu.
Người bị dị ứng phấn hoa
Những trường hợp này nên tránh ăn mít do có thể phản ứng chéo với mít.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
Người có cơ địa nóng trong người
Quả mít chứa nhiều đường làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, có thể gây tình trạng nóng trong, khó chịu. Với người vốn có sẵn cơ địa nóng trong, ăn mít có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt.
Lưu ý khi ăn mít
Không ăn quá nhiều mít một lúc
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại đó là không được ăn nhiều mít cùng lúc. Mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g).
Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng trong, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân mất kiểm soát.
Không nên ăn mít vào buổi tối
Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít. Hơn nữa, múi mít cũng giàu năng lượng, đặc biệt là tính nóng và nhiều đường, vì thế có thể gây tích mỡ bụng, gây nóng trong, gây khó ngủ.
Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tránh ăn mít lúc bụng đang đói
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, lúc đói thì không nên ăn những loại quả nhiều đường như mít vì sẽ làm lượng insulin tăng vọt, từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực khi vẫn còn đang chưa hoạt động ổn định dẫn đến bạn sẽ bị tiểu đường. Hơn nữa, sai lầm này cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Tránh nuốt vội khi ăn mít
Khi ăn mít, cần phải nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.
Quả mít non có tác dụng gì? |
Hạt nào cũng có thể vứt nhưng tuyệt đối đừng vứt hạt mít |
Loại quả mùa hè “thơm 7 gian nhà, 3 gian bếp” giúp giảm cân, hỗ trợ xương chắc khỏe |