Giá trị dinh dưỡng của cua biển
Cua biển nổi tiếng là món đắt tiền và bổ dưỡng. Cua có quanh năm, tuy nhiên rộ vào mùa xuân - hè. Con cua tươi có thịt ngọt mềm, gạch vàng ruộm, rất giàu chất dinh dưỡng.
Thịt cua rất giàu protein và các nguyên tố vi lượng như kali, hàm lượng protein cao hơn thịt lợn. Lượng canxi trong cua vượt quá mức trong sữa, trong khi trứng cua chứa một lượng lớn axit béo không bão hòa đa chất lượng cao như lecithin và DHA, đồng thời rất giàu vitamin A, hàm lượng gấp 1,5 đến 2 lần so với trứng.
Cua nổi tiếng bổ dưỡng, tuy nhiên khi ăn cua, hãy bỏ ruột, dạ dày, mang và tim cua. Các bộ phận này tích tụ chất thải trong quá trình trao đổi chất của cua, mùi vị rất khó chịu, thậm chí có mùi tanh, ăn cũng không tốt.
Những bộ phận của cua không nên ăn
Dạ dày cua: Dạ dày cua là một túi xương nhỏ hình tam giác ở thân cua, trong đó sẽ có bụi bẩn và cát, khi ăn bạn nên bỏ đi. Nên lưu ý, cua là loài động vật ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng lớn, bao gồm thực vật, động vật biển… Vì vậy dạ dày của chúng rất bẩn, những người có bụng dạ kém hoặc đề kháng yếu ăn vào dễ tiêu chảy.
Tim cua: Một miếng hình lục giác được lấy ra từ giữa thân cua, đó chính là tim cua. Nên bỏ đi vì phần này không có dưỡng chất.
Ruột cua: Đây là đường màu đen từ bụng cua đến rốn cua, chứa phân cua và cần loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, khi bạn bóc mai cua, ruột cua cũng đi theo. Tuy nhiên, nếu bạn bóc mai không đúng cách, ruột cua bị bám dính vào thịt, không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị, làm giảm dinh dưỡng của thịt cua mà còn dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Mang cua: Hai hàng mềm hình lông trên bụng cua là cơ quan hô hấp của cua, bên trong bẩn nên phải bỏ đi. Mang cua làm việc liên tục để duy trì hô hấp cho chúng bằng các bọt khí li ti, quá trình này giữ lại các chất cặn trong nước biển trên mang con cua.
Vỏ cua: Bộ phận này tiếp xúc nhiều nhất với ký sinh trùng và không nên sử dụng, cách tốt nhất là dùng kìm, kẹp làm vỡ vỏ để lấy thịt càng cua ra.
Các lưu ý khi ăn cua biển để tránh rước bệnh vào người
Nấu cua chín kỹ khi ăn
Cua biển ở ao, hồ, biển thức ăn của chúng chủ yếu là xác động vật và các chất mùn, vì vậy trên bề mặt cơ thể và đường rượu rất dễ bị nhiễm khuẩn và bùn đất.
Nếu rửa không sạch hoặc nấu không chín kỹ mà ăn cua thì các vi khuẩn, giun sán sẽ vào cơ thể chúng ta, gây ra các triệu chứng như đau bụng, không tiêu, tiêu chảy.
Nên chọn cua còn sống để mua
Khi mua cua cần lựa những con cua còn sống khoẻ mạnh, không nên lựa cua chết vì vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong thịt cua và cua cũng không còn thơm ngon. Chúng ta ăn phải thì rất nguy hiểm đến đường tiêu hoá, dễ buồn nôn, sình bụng, đi ngoài.
Ăn cua đúng cách
Khi ăn cua tốt nhất chỉ nên ăn phần gạch của, mình cua, phần thịt bên trong càng và chân cua. Các phần có màu đen ở mai cua và bụng cua không nên ăn vì đây là ruột cua, chứa nhiều bùn đất nhất. Ngoài ra còn phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua cũng không nên ăn.
Không nên ăn quá nhiều cua
Mỗi lần ăn cua khoảng 1-2 con là đủ, thịt cua có tình hàn vì vậy nếu ăn nhiều cua sẽ bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua
Trong lúc ăn cua hoặc sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng thì không nên uống trà, vì nước trà sẽ làm loãng axit trong dạ dày, khi vào bên trong cơ thể nước trà có thể làm cho một thành phần của cua bị đóng lại, khó tiêu hoá và gây cản trợ sự hấp thụ dinh dưỡng có trong cua, thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc đau bụng.
Lúc ăn cua cũng không được ăn quả hồng vì chất tannin và một số chất khác trong hồng làm cho protein trong thịt cua bị đóng rắn và đọng lại trong dạ dày, dẫn đến buồn nôn, đau bụng và đi ngoài thường xuyên, nặng hơn nữa thì kết lại hình thành sỏi rất nguy hiểm.
Những người không nên ăn cua
Cua có hàm lượng cholesterol và purine tương đối cao, có 5 loại bệnh nhân không thích hợp ăn cua, bao gồm:
Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, đau dạ dày, tiêu chảy và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
Bệnh nhân bị viêm túi mật, sỏi mật, gan thận và các cơ quan nội tạng khác.
Người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng hải sản.
Người bị cảm, sốt, gút và tỳ vị hư.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mỡ máu cao.
Bảo quản cua thế nào cho đúng cách?
Khi mua cua về mà chưa ăn ngay, bạn thường cho vào tủ đá hoặc hấp sơ để cho vào tủ. Tuy nhiên, cách này sẽ làm cua chóng vánh bị óp, thịt kém ngọt, mất dưỡng chất.
Cua thường được mang về nhà tươi và hầu hết cua đều được buộc chân bằng dây. Điều này giúp cua không bị mất chân do di chuyển trong quá trình vận chuyển. Nếu bạn không ăn hết cua mua về, hãy nhớ đừng rửa, đừng gỡ dây, đừng cho vào tủ đá khiến cua chết cóng. Nên cho cua sống vào hộp xốp, cho một túi nước đá vào đó, sau đó đậy hộp và bảo quản mát (khoảng 25 độ C) và tối, ẩm, cua sẽ tươi sống được ba ngày đến một tuần.