Loại củ dân dã nướng bán đầy đường, tưởng chỉ để ăn chơi, hoá ra là “thực phẩm vàng” tốt hơn thuốc bổ |
Giá cả bấp bênh
Giữa năm 2022, hàng trăm nông dân tại Đắk Lắk đứng ngồi không yên khi những ruộng khoai lang đã đến kỳ thu hoạch mà thương lái "biệt tăm".
Từng là "cây làm giàu" nhưng khoai lang cũng đã khiến không ít nông dân lao đao. Ảnh: Duy Hậu. |
Anh Nguyễn Ngọc Ánh (thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết, huyện Lắk, Đắk Lắk), kể với chúng tôi: "Năm 2022, gia đình tôi trồng 7,5 ha khoai. Càng gần đến ngày thu hoạch, gia đình càng lo lắng. Bởi thông thường, gần tới vụ khoai, thương lái đã đến đặt hàng. Thế nhưng vụ khoai năm ngoái, chẳng có ai mua. Không chỉ bán không được mà giá khoai cũng rớt thê thảm, chỉ còn 4-5 ngàn đồng/ký. Tính ra, năm đó, gia đình tôi lỗ hơn 700 triệu đồng".
Không chỉ gia đình anh Ánh, mà hầu hết nông dân trồng khoai tại Đắk Lắk đã bị thua lỗ rất nặng nề trong vụ khoai giữa năm 2022.
Trên đây chỉ là đơn cử. Thực tế, nông dân trồng khoai tại Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung đã không ít phen thua lỗ nặng nề. Đã từng có thời điểm, khoai lang giúp nhiều nông dân Đắk Lắk trở thành tỷ phú. Thế nên, không ít nông dân bỏ lúa trồng khoai. Điều này đã khiến diện tích khoai của Đắk Lắk phát triển ồ ạt.
Hàng trăm ha khoai lang tại Đắk Lắk đã sẵn sàng để được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Duy Hậu. |
Tuy nhiên, giá cả và thị trường xuất khẩu khoai lang tươi không ổn định đã khiến không chỉ người nghèo mà cả những "tỷ phú khoai" cũng lao đao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lắk (địa phương có diện tích khoai lang lớn nhất Đắk Lắk), những năm trước, khoai lang Nhật đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Do đó, nông dân nhiều nơi đã mở rộng diện tích canh tác.
Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát thì đầu ra của khoai lang không còn ổn định và giá liên tục giảm xuống thấp. Nhất là thời điểm thu hoạch khoai lang vào tháng 6/2022, giá khoai giảm sâu, chỉ còn 4.000 – 5.000 đồng/kg tại ruộng mà vẫn không có thương lái đến mua. Nguyên nhân do chính sách “zero covid” của Trung Quốc nên hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường này bị chặn lại, toàn bộ hàng không thông quan được nên thương lái không dám thu mua.
Cơ hội mới cho nông dân trồng khoai
Ngày 9/11/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu khoai lang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây là "cánh cửa" mở ra cơ hội mới cho nông dân trồng khoai cũng như doanh nghiệp xuất khẩu.
Anh Ánh nói với chúng tôi: "Tôi rất vui mừng trước việc khoai lang được xuất khẩu chính ngạch. Từ nay, nông dân có thể yên tâm về giá cả và đầu ra. Gia đình tôi cũng như nhiều nông dân khác đã và đang chuẩn bị thật kỹ để được phía Trung Quốc chấp thuận cấp mã vùng trồng xuất khẩu".
Lãnh đạo một đơn vị xuất khẩu thì cho biết, doanh nghiệp đang liên kết và xây dựng mã vùng trồng với các nông dân, tổ hợp tác và hợp tác xã tại các huyện Ea Kar, Krông Ana, Cư M’gar, Lắk và Ea H’leo để thiết lập 12 mã vùng trồng, với hơn 1.000 ha. Hiện tại hồ sơ đã hoàn thiện, nộp cho cơ quan có thẩm quyền và đang chờ phê duyệt, cấp mã. Người này kỳ vọng, trước "cánh cửa" mới này, khoai lang sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Cùng với nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Đắk Lắk cũng ráo riết chuẩn bị để đưa khoai lang vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Duy Hậu. |
Theo Chị cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, "cánh cửa" xuất khẩu chính ngạch là lối thoát cho khoai lang Đắk Lắk. Bởi từ nay, đầu ra của sản phẩm này sẽ ổn định. Và nhờ đó, các địa phương sẽ định hình các vùng sản xuất khoai lang trọng yếu, đưa nông dân đến tiếp cận với sản xuất tập trung quy mô lớn, có lợi nhuận tốt hơn.
Tuy nhiên, sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sẽ phải truy xuất được nguồn gốc, từ quản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sở đóng gói, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho đến kiểm dịch tại cửa khẩu nhập. Do đó, để khoai lang rộng đường sang thị trường Trung Quốc, thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp và nông dân là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước bạn đặt ra.
Ông Cao Quang Phương, đại diện Hợp tác xã nông nghiệp Thành Tín (huyện Lắk), cho biết, hợp tác xã có hơn 100 ha khoai lang, năng suất đạt 30 tấn/ha. Trước thời cơ khoai lang xuất khẩu chính ngạch, hợp tác xã cũng đã được huyện quan tâm hướng dẫn và kết nối doanh nghiệp thực hiện liên kết với hợp tác xã để xây dựng mã vùng trồng cho cây khoai lang.
Đây là tín hiệu vui cho các thành viên của hợp tác xã, bởi nếu khoai lang được xuất khẩu chính ngạch thì đầu ra và giá bán sẽ ổn định, người dân không phải lo việc “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn mã vùng trồng, bà con cũng đã thay đổi phương pháp canh tác và tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất. Hy vọng khi vào vụ thu hoạch sắp tới hợp tác xã thì sẽ được cấp mã vùng trồng để kịp thời xuất khẩu.
Theo ông Lê Văn Thành- Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk- ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Chi cục đã vận động người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng vùng nguyên liệu lớn đủ điều kiện cấp mã vùng trồng.
Chi cục cũng đã thiết lập xong hồ sơ, đề xuất cấp mã vùng trồng cho 500 ha để kiểm tra trong thời gian tới. Đồng thời, đã có 2 doanh nghiệp đã chuẩn bị xong các hồ sơ để cấp mã cơ sở đóng gói. Hiện nay, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng chỉ còn chờ phía hải quan Trung Quốc đánh giá và cấp mã để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu khoai lang theo đường chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Riêng vụ đông xuân 2022-2023, Đắk Lắk có khoảng 2.500 ha khoai lang, đơn vị đang xây dựng thiết lập hồ sơ cho hơn 1.000 ha để gửi cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá trong các đợt tiếp theo.
Tây Nguyên có gạo... ngon nhất thế giới Với đặc điểm thổ nhưỡng đặc biệt, tại một vùng quê khá hẻo lánh ở Tây nguyên đã sản xuất ra được một loại gạo ... |