Cây cảnh đẹp mê hồn nhưng toàn thân chứa độc, chỉ check in cùng cũng phải nhập viện |
Cây trúc đào mang vẻ đẹp hút hồn với số lượng loài vô cùng lớn trên khắp thế giới tuy nhiên lại chứa chất độc gây hại. |
Cây cảnh trồng đầy đường lại chứa chất độc toàn thân
Cây trúc đào mang vẻ đẹp hút hồn với số lượng loài vô cùng lớn trên khắp thế giới. Trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, thuộc họ Apocynaceae (La Bố Ma), còn có tên gọi khác là Giáp Trúc Đào. Cây trúc đào có nguồn gốc từ một loài bản địa ở Maroc và Bồ Đào Nha. Loài hoa này có tới hơn 400 loài xuất hiện mọi nơi trên thế giới. Có thể dễ dàng bắt gặp trúc đào ở những công viên, vườn hoa hoặc những con đường yên bình khi chúng ta đi dạo,...
Cây trúc đào chịu hạn và sương giá giỏi, phát triển tốt ở nơi có khí hậu nhiệt đới, thời tiết ấm áp. Hoa trúc đào có dáng đẹp, màu sắc sặc sỡ. Hoa có đa dạng màu như trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ cam,... tùy khu vực địa lý và điều kiện khí hậu. Trong đó hoa hồng là phổ biến nhất. Hoa trúc đào mang mùi hương nhẹ nhàng như chính cái tên của nó vậy.
Cây trúc đào có hoa đẹp quyến rũ và dễ trồng. |
Trúc đào có chiều cao trung bình 2-5 mét với nhiều cành cây mọc thẳng đứng. Lá cây có 3 lá to bản, rất dày, hình mũi mác và mọc xoắn vào nhau. Lá dài từ 10-20cm và rộng từ 3-5cm. Lá trúc đào dai và cứng. Hoa trúc đào mọc từng cụm nơi đầu cành. Cánh hoa mỏng và thơm. Đặc biệt là trúc đào có khả năng tạo quả. Quả của cây có dạng nang dài, hạt có lông tơ. Quả của cây thường đậu vào mùa đông và xuân.
Không chỉ đa dạng màu sắc, mỗi một màu của hoa trúc đào còn mang một ý nghĩa riêng độc đáo. Trúc đào trắng: Biểu tượng của sự thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Gợi nhắc hình ảnh người con gái với vẻ đẹp bên ngoài dịu dàng cùng phẩm hạnh trong sáng.
|
Trúc đào vàng: Là biểu tượng cho sự giàu sang phú quý, phúc lộc ngập tràn. Trúc đào hồng: Màu tươi sáng tượng trưng cho tình yêu, sự hạnh phúc đong đầy lứa đôi. Trúc đào đỏ: Tượng trưng cho khát khao mãnh liệt, nồng cháy, nỗi nhớ mong.
Nhờ ngoại hình và vẻ đẹp của những bông hoa nhiều màu sắc, hương thơm ngọt ngào, trúc đào được nâng niu làm cây cảnh trang trí trong những ngôi nhà. Chúng cũng được trồng trong những khu vườn hoặc công viên để tô điểm thêm cho những cảnh quan và không gian sống này. Trúc đào cũng có rất tốt trong việc điều hóa không khí, làm không gian sống trong lành và thoáng đãng.
Ngộ độc từ cây trúc đào có thể gây tử vong
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 3), cho biết toàn cây trúc đào có nhựa đục rất đắng và độc, là acid hydrocyanic và glucosid. Trên thực tế, bò, ngựa ăn phải lá trúc đào tươi đã bị ngộ độc, người ăn phải thịt các loại động vật này cũng bị nhập viện.
Dấu hiệu ngộ độc trúc đào là khó chịu, bải hoải chân tay, buồn nôn, chóng mặt (liều nhỏ); Tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, nôn mửa, chân tay co giật, loạn nhịp tim, mạch nhỏ yếu đi tới hôn mê và tử vong (liều cao).
Bác sĩ Tấn Vũ lưu ý: "Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước như: giếng, ao, bể; Không buộc hoặc thả gia súc dưới gốc cây trúc đào; Không để trẻ nhỏ nhặt chơi để tránh ăn lá gây ngộ độc; Không dùng lá trúc đào chữa bệnh ngoài da dưới bất kỳ hình thức nào".
Cây trúc đào chứa độc toàn thân có thể nguy hiểm tới tính mạng con người. |
Người ăn phải cây trúc đào thường có những triệu chứng chóng mặt, đau bụng, nôn nhiều, rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân tiến triển nặng có thể bị trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê và tử vong.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn ăn 10-20 lá trúc đào có thể nguy hiểm tới tính mạng, trẻ nhỏ ăn 1 lá trúc đào có thể bị tử vong.Trong trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc trúc đào, cần phải nhanh chóng gây nôn cho nạn nhân, sau đó nhanh chóng đưa họ tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ giải độc.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết: "Trúc đào có tính độc thuộc nhóm A (cực độc), vì vậy không nên trồng cây trong nhà, trường học để tránh trẻ con ăn phải. Tránh trồng cây ở nơi có chứa nguồn nước ăn vì lá rơi xuống có thể gây nhiễm độc. Tuyệt đối không tự ý dùng trúc đào vì sẽ rất nguy hiểm".
Cây trúc đào được trồng rất phổ biến ở Việt Nam nhất là trên các tuyến đường giao thông. |
Trong Đông y, trúc đào có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. Trúc đào được coi là vị thuốc có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn… Nhưng việc dùng trúc đào làm thuốc cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cây trúc đào mang vẻ đẹp quyến rũ nhưng cũng tiềm ẩn những chất độc gây tổn thương, chết chóc. Chính bởi lẽ đó, loài cây đặc biệt này mang biểu tượng cho sự cẩn trọng, tỉ mỉ, luôn đề cao cảnh giác trước những mối nguy hiểm mặc cho bề ngoài của chúng có đẹp rực rỡ thế nào chăng nữa. Bởi thế, dù có chứa chất độc, nhưng nhiều người vẫn yêu hoa trúc đào và nâng nui chúng trong vườn nhà./.