Loài cá giống con lươn mang tên một loại củ là đặc sản ở Cà Mau bán 1 triệu đồng/kg vẫn cháy hàng

Cà Mau có loài cá đặc sản mới nhìn giống con lươn, đó là loài cá lạc. Dịp này đến mùa đánh bắt cá lạc. Những con cá lạc được sơ chế đem phơi một nắng luôn cháy hàng. Giá cá lạc tuy đắt đỏ nhưng vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng và sản lượng còn khan hiếm.
Cá lạc là đặc sản ở Cà Mau có giá trị rất cao.
Cá lạc là đặc sản ở Cà Mau có giá trị rất cao.

Gia đình chị Võ Hồng Đào sống tại vùng biển huyện Ngọc Hiển – nơi có rất nhiều đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau. Chị Đào định hướng sẽ vươn lên từ những đặc sản khô của địa phương. Tuy nhiên, chị không chọn làm những sản phẩm khô có tiếng như tôm hay cá thòi lòi mà chị chọn làm một loại cá khô có sản lượng ít, giá thành cao đó là cá lạc.

Đến nay đã 3 năm chị Võ Thị Đào (xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) gắn bó với nghề làm khô cá lạc 1 nắng. Những ngày đầu bắt tay làm, thị trường chưa biết nhiều đến loại khô này, đặc biệt, giá bán khá cao nên tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Chị Đào kiên trì tìm đầu ra, đẩy mạnh tiếp thị tại địa phương. Sau đó, thấy ngon nhiều người mua làm quà biếu tặng, sản phẩm của chị bắt đầu đi ra ngoài tỉnh. Chị cũng đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội và hiện đã có lượng khách hàng ổn định.

“Lúc đầu người ta không biết đến sản phẩm, thời gian sau này bà con thưởng thức khô này thấy ngon, cá rất béo, không có nhiều xương. Hiện mức tiêu thụ cá này rất mạnh, trung bình mỗi tháng làm được khoảng 40 kg cá khô, không đủ bán”, chị Đào chia sẻ.

Chị Đào đang tiến hành thành lập Tổ hợp tác để cùng bà con địa phương phát triển sản phẩm từ đặc sản cá lạc.
Chị Đào đang tiến hành thành lập Tổ hợp tác để cùng bà con địa phương phát triển sản phẩm từ đặc sản cá lạc.

Cá lạc sống ở vùng nước mặn và nước lợ ở Cà Mau. Thịt cá thơm, có vị béo, người dân địa phương thường phơi cá qua 1 nắng, sau đó chiên lên dùng. Cá lạc sống trong vuông tôm nhưng số lượng rất hạn chế, sản lượng cá chủ yếu được khai thác ngoài biển từ nghề đóng đáy hoặc câu. Sản lượng cá tươi không nhiều và tập trung vào 2 nước biển giữa và cuối mỗi tháng âm lịch. Khi các tàu cá cập bờ chị Đào đi thu gom, thuê chị em phụ nữ địa phương sơ chế để làm thành khô 1 nắng.

Bà Danh Thị Nguyệt, lao động làm tại cơ sở khô của chị Đào cho biết, khô lạc rất dễ làm, chỉ cần mổ bụng làm sạch nội tạng, ngâm qua nước muối và mang phơi. “Buổi sáng ở nhà dọn dẹp xong sẽ đến xưởng làm thêm khô cá lạc. Phụ nữ ở đây vẫn thiếu việc làm, nếu thành lập được HTX làm cá khô, làm ba khía ai sẽ rất phù hợp, tạo thêm công việc làm tăng thu nhập”, bà Nguyệt chia sẻ.

Khô cá lạc một nắng đang có giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg.
Khô cá lạc một nắng đang có giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg.

Hiện cá lạc tươi đang có giá khoảng trên dưới 400.000 đồng/kg, tùy kích thước lớn nhỏ. Khô cá 1 nắng đang được cơ sở của chị Đào bán với giá từ 700.000 – 1 triệu đồng/kg. Trên toàn địa bàn huyện Ngọc Hiển, hiện chỉ có cơ sở của chị Đào chuyên cung cấp khô cá lạc. Tuy giá khá cao nhưng do sản phẩm chất lượng và sản lượng cá có giới hạn nên nguồn cung luôn không đủ cầu. Chị Võ Thị Đào đang tiến hành thành lập Tổ hợp tác chuyên làm khô lạc 1 nắng, để cùng những chị em phụ nữ ở địa phương phát triển sản phẩm nhiều hơn.

“Thời gian tới mình dự kiến thành lập Tổ hợp tác chuyên làm cá lạc 1 nắng. Hướng tới cũng đăng ký phát triển thành sản phẩm OCOP. Ở địa phương chị có nhiều chị em nhàn rỗi, khi thành lập Tổ hợp tác sẽ giúp đỡ, hỗ trợ được chị em có công ăn việc làm, qua đó cùng nhau phát triển kinh tế gia đình”, chị Đào cho biết.

Bà Quách Huỳnh Nga, người dân ở gần cơ sở khô của chị Đào bày tỏ niềm vui khi được mời vào Tổ hợp tác. “Cá lạc là đặc sản của vùng biển này nên sức tiêu thụ mạnh khi khách du lịch cũng như người địa phương đều thích. Nếu chị Đào đứng ra thành lập được Tổ hợp tác làm khô nhiều chị em ở đây rất mừng, phấn khởi”, bà Nga bày tỏ.

Cá lạc kho nghệ là món ăn được chế biến nhiều nhất được nhiều người ưa thích.
Cá lạc kho nghệ là món ăn được chế biến nhiều nhất được nhiều người ưa thích.

Cá Lạc được biết đến là một trong những loại hải sản biển thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Cá lạc có mỏ dài, mình tròn, thân hình ống dài, hình dạng giống cá chình, phía thân trước tiết diện ngang gần như tròn, phần thân sau dẹt về một bên. Thân cá trơn, không vẩy.

Theo y học cổ truyền, cá lạc có tên là mạn lệ ngư, vị ngọt, tính bình, không độc. Công dụng trừ các thứ độc, chữa phong lở, tê thấp, đau lưng, mỏi chân, sát trùng lao. Còn theo các nhà dinh dưỡng, cá lạc rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo, calcium, sắt và Vitamin A. Cá lạc được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: nướng, chiên, hấp, kho dưa cải, nấu canh chua, cá lạc nấu cà ri, cá lạc nướng sả, trong đó, cá lạc nấu canh chua với lá dít được xem là món ngon. Bong bóng cá lạc được xem là một món ngon, rất quý. Tại Nhật, Cá Lạc hay Hamo theo truyền thống là một nguồn thực phẩm quý và được dùng trong nhiều món ăn đặc biệt.

Từ con cá lạc đặc sản của địa phương, chị Võ Thị Đào đã khéo léo lựa chọn 1 sản phẩm mới, ít người biết đến để phát triển. Những sản phẩm cá lạc một nắng ngày càng chiếm lĩnh thị trường nhờ chất lượng giúp cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Đây cũng là cách làm sáng tạo của người phụ nữ miền biển xa xôi của huyện Tận cùng Tổ quốc nhằm tôn vinh giá trị sản vật của quê hương./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quảng bá thương hiệu vải thiều Việt Nam bằng sticker tại Thái Lan

Quảng bá thương hiệu vải thiều Việt Nam bằng sticker tại Thái Lan

Bộ sticker gồm hình ảnh quảng cáo được vẽ tay đặc sắc, kể câu chuyện về hương vị độc đáo của vải Lục Ngạn, Bắc Giang, là một phương thức tiếp cận mới, hứa hẹn thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng Thái Lan đối với trái vải Việt Nam.
Hành trình phát triển ấn tượng của Eco-HHB

Hành trình phát triển ấn tượng của Eco-HHB

Đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ quốc tế Eco-HHB đã có hành trình phát triển với những thành tựu ấn tượng.
5 giải pháp xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu

5 giải pháp xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp tục thăng hạng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới-Brand Finance đánh giá, xếp hạng.
CEO Oriflame Việt Nam: Sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên ngày càng được quan tâm

CEO Oriflame Việt Nam: Sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên ngày càng được quan tâm

“Phải thừa nhận rằng hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng. Chính vì thế nhu cầu về các sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên và an toàn cho sức khỏe ngày càng tăng. Người tiêu dùng sẽ ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín”, bà Hà Thị Quỳnh Trâm - CEO Oriflame Việt Nam nhấn mạnh.
Sầu riêng Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Trung Quốc nếu phát triển bền vững

Sầu riêng Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Trung Quốc nếu phát triển bền vững

Dung lượng thị trường nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc dự báo có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, đây là cơ hội lớn xuất khẩu trái sầu riêng của Việt Nam nếu phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Cần xây dựng thương hiệu để khẳng định sự hiện diện của hàng Việt trên thị trường quốc tế

Cần xây dựng thương hiệu để khẳng định sự hiện diện của hàng Việt trên thị trường quốc tế

“Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm chất lượng nhưng cần có sự đầu tư cho bao bì, mẫu mã và thương hiệu để khẳng định sự hiện diện của hàng Việt trên thị trường quốc tế”, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail chia sẻ tại buổi tọa đàm diễn ra sáng 12/4 nhằm chuẩn bị cho chuỗi sự kiện Viet Nam International Sourcing 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 6-8 tháng 6.
Chống khai thác IUU: Hành động vì hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia

Chống khai thác IUU: Hành động vì hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia

“Chúng ta thống nhất một điều, đây không chỉ là vấn đề chống khai thác IUU mà chúng ta hành động vì hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế”, đó là khẳng định của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hội nghị triển khai các điểm mới theo Nghị định sửa đổi Nghị định số 26/2017/NQ-CP, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Thu gom vỏ hộp sữa chung tay bảo vệ hệ sinh thái san hô cùng TH true MILK

Thu gom vỏ hộp sữa chung tay bảo vệ hệ sinh thái san hô cùng TH true MILK

Chỉ cần đem vỏ hộp sữa đến 20 cửa hàng TH true mart tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, người tiêu dùng có cơ hội nhận quà tặng túi vải sử dụng thay túi nilon, đóng góp tài chính bền vững cho dự án bảo tồn rạn san hô Vườn quốc gia Cát Bà.
May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa

May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa

Sáng 8/4/2024 Tổng Công ty May 10 (May 10) chính thức khai trương Trung tâm thời trang May 10 Centurion tại số 3 Ô Chợ Dừa. Sự kiện đánh dấu bước đột phá trong cách phục vụ và tiếp cận, nhằm mang lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Sầu riêng Phong Ðiền đối mặt tình trạng mua bán non

Sầu riêng Phong Ðiền đối mặt tình trạng mua bán non

Gần 1 tháng trở lại đây tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xuất hiện tình trạng thương lái thu mua sầu riêng non, kém chất lượng, xử lý hóa chất để chín trái, sau đó đem đi tiêu thụ làm ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng của địa phương.
Một cơ sở đào tạo làm đẹp uy tín cần đáp ứng tối thiểu 5 tiêu chí

Một cơ sở đào tạo làm đẹp uy tín cần đáp ứng tối thiểu 5 tiêu chí

Nhu cầu làm đẹp ở nước ta tăng 7% mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đáp ứng xu hướng hội nhập mới, xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng. Trong đó, nhân lực cho ngành làm đẹp đang có nhiều vấn đề, chưa được đào tạo bài bản chuyên nghiệp. Việc tập trung chuẩn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, làm sao phát triển bền vững cho ngành làm đẹp là một yêu cầu cấp thiết. Trước thực trạng đào tạo đó, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Hải Yến – Giám đốc Học viện Winnie Beauty, Phó Ban Phun thêu thẩm mỹ Việt Nam giúp độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành làm đẹp hiện nay.
Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Việc đưa sâm Ngọc Linh hội nhập vào môi trường số sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh, bảo vệ uy tín, thương hiệu sâm này. Đồng thời giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở rộng thị trường, là địa chỉ uy tín cho khách hàng có nhu cầu về sâm Ngọc Linh.
Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Chiều 30/3, tại trung tâm thương mại Gigamall (số 240 – 242 Phạm Văn Đồng, TP.Thủ Đức, TP.HCM), Báo Người Lao Động đã tổ chức khai mạc lễ hội “Tôn vinh cà phê – trà Việt” lần 2 - năm 2024.
Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Từ ngày 26-30/3, dâu tây Sơn La sẽ được đưa vào suất ăn phục vụ hành khách trên các chuyến bay nội địa và quốc tế, đây là cơ hội để Sơn La quảng bá, giới thiệu, nâng tầm thương hiệu và giá trị các sản phẩm nông sản.
Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai.
Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt đến nay vẫn rất “mờ nhạt”. Hiện có đến 90% nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng thô; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

“Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh muốn đến học, giáo viên muốn đến dạy, còn phụ huynh thì luôn muốn đưa con mình đến trường”. Đó là khái niệm đơn giản nhất về “Trường học hạnh phúc” mà GS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân Lực - Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ trong chương trình Vì tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1 ngày 23/3/2024.
TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.
Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam

Với chủ đề “VietShrimp 2024 - Đồng hành cùng người nuôi tôm”, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 là một sự kiện có ý nghĩa thiết thực, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam đến với đối tác trong và ngoài nước.
Nói về thương hiệu, nhãn hiệu rất dễ nhưng khi làm có nhiều vấn đề đặt ra

Nói về thương hiệu, nhãn hiệu rất dễ nhưng khi làm có nhiều vấn đề đặt ra

“Có rất nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng thương hiệu, chúng ta có thể nói câu từ về thương hiệu, nhãn hiệu rất là dễ nhưng khi đi vào làm có nhiều vấn đề đặt ra”, đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam tại “Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam” được tổ chức ngày 18/3 tại TP Cần Thơ.
Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi Lý Sơn liên tục mất giá: Giải bài toán tiêu thụ nông sản bằng cách nào?

Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên những năm gần đây, tỏi liên tục mất mùa, khiến việc trồng tỏi của hàng nghìn nông dân ở huyện đảo trở nên vô cùng khó khăn.
Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng hướng đến phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững

Triển khai số hoá gần 10 nghìn cây sầu riêng nhằm thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong chuyển đổi số nông nghiệp, xây dựng và phát triển bền vững cây sầu riêng tại Đắk Lắk; tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây sầu riêng đối với thị trường trong và ngoài nước.
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Xây dựng hình ảnh ngành lúa gạo Việt "minh bạch, trách nhiệm, bền vững"

"Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" sẽ được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc

Sáng 15/3, VITAS phối hợp Công ty TNHH C.S.P tổ chức Hội thảo Giải pháp kỹ thuật số Style3D cho ngành may mặc.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam: Còn nhiều việc phải làm

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu gạo, nhưng để trở thành thương hiệu mạnh và nói đến gạo là nghĩ ngay đến Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Vừa qua Ban tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 mang âm hưởng hào hùng và những màu sắc đặc trưng vùng Tây Bắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động