Chị Nguyễn Kim Tiến với trang trại trồng bưởi và nuôi heo cho doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. |
Bỏ vốn lên đồi lập trại nuôi heo và trồng bưởi
Chị Nguyễn Kim Tiến từng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chị vẫn ấp ủ có một mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Chị nhận thấy vùng đất đồi ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa rất thích nghi với các loại cây ăn trái, đặc biệt là bưởi da xanh.
Đây cũng là vùng đất có vị trí phù hợp, khi cách xa khu dân cư, thổ nhưỡng tốt. Bên cạnh đó, điều kiện giao thông thuận lợi từ trang trại đến chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm chỉ cách 3km.
"Thời điểm đó, ngành nông nghiệp đang được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi cho người dân như miễn thuế. Bên cạnh đó, các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp đào tạo tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt" chị Tiến cho biết.
Vậy là chị dồn công sức và những đồng vốn tích cọp được lên đồi nuôi heo và trồng bưởi. Tới nay, chị Tiến đã xây dựng thành công mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp trên diện tích 6ha và gần 200 nái sinh sản (siêu nạc, lợn móng cái, lợn rừng thuần chủng), 1,500 heo thịt , gà rừng và 3 ha bưởi da xanh và nhiều cây ăn quả khác, một công ty KD vận tải lớn.
Chị Kim Tiến đã quyết định lấy chăn nuôi làm nền móng tạo sự phát triển cho trang trại. |
Điểm nhấn của trang trại là bạt ngàn bưởi da xanh với điều khác lạ hơn các giống bưởi trên đất bắc và miền trung. Bưởi của chị là loại giống cho trái quanh năm, chất lượng ngon, ngọt thanh, giòn và có màu hồng bắt mắt rất riêng, lại chăm sóc hữu cơ nên rất được khách hàng yêu chuộng và không đủ bán.
Theo chị Tiến cho biết, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, lại đa chủng loại heo, nên trong khâu tiêu thụ và rất thuận giúp bổ trợ cho nhau, không hay gặp khó rồi bế tắc như các trại nuôi độc heo siêu nạc trên địa bàn trong tỉnh có qui mô vừa.
Nắm bắt thị trường thịt heo Việt Nam phụ thuộc vào người tiêu dùng trong nước là chính. Nên ngay từ ban đầu khi thành công mỹ mãn trong chăn nuôi lợn rừng, tôi nhập giống nái siêu và Móng Cái thuần chủng cho ra giống cùng chủng loại nuôi, bán và lai tạo dòng bản địa với lợn rừng cho ra giống cao cấp. Điều đó giúp tôi luôn có thu nhập cao, ổn định, chị Tiến nói.
Trang trại cũng nuôi heo theo phương pháp hữu cơ. |
Là trang trại chăn nuôi thuộc hội trang trại làng nghề thị xã Thái Hoà, chị luôn chia sẻ kinh nghiệm với anh chị em trong hội lại ham học hỏi, tham khảo về các mô hình chăn nuôi thành công trên mạng và các tỉnh thành khác nên chị đã kiểm soát tốt dịch bệnh, phương pháp điều trị, nhân tạo giống , chế biến thức ăn hữu cơ giúp heo mau lớn, thịt lại ngon, tiết kiệm chi phí. Heo, gà rừng để bán quay vòng vốn. Phân heo, bò, trâu, gà chị cho ủ làm luôn phân bón cho cây bưởi và cây ăn quả
Chỉ riêng về trái bưởi cành giống, chị cung cấp ra thị trường một năm trên 500 trăm triệu, ngoài ra còn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cá dưới ao nuôi bèo làm thức ăn cho heo. Vì vậy mỗi năm cho lợi nhuận hàng tỷ đồng. Những năm được giá thì hai ba tỷ cầm chắc. Thành công nối tiếp thành công chị Kim Tiến đang xây dựng thương hiệu lợn hữu cơ.
Ngoài cho “ra lò” sản phẩm thịt sạch bán tại cửa hàng riêng của chị tại chợ thị xã, chị còn liên tiếp chế biến giò lụa, chả quế, thịt chưng mắm tép, tai mũi, chân giò, ba chỉ ngâm mắm phục vụ bán trên mạng và anh em bạn bè. Chờ khi được chứng nhân trang trại hữu cơ, chúng tôi sẽ có kế hoạch đưa thit sạch và các sản phẩm chế biến sâu vào các trung tâm siêu thị trong ngoài tỉnh nâng cao khâu tiêu thụ và thu nhập, chị Tiến tâm sự.
Thành lập HTX để liên kết phát triển nông nghiệp bền vững
Sau 10 năm, đến nay chị Kim Tiến đã xây dựng được trang trại VAC theo tiêu chí sản xuất, chăn nuôi hữu cơ theo hướng an toàn sinh học. Trang trại hoạt động ổn định. Nắm bắt được chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi thành lập hợp tác xã mới và tính ưu việt khi chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông hộ sang hợp tác xã.
Chị Kim Tiến đã quyết định lấy trang trại chăn nuôi làm nền móng, công nhân làm nhân lực và cũng là các xã viên, ngoài việc lao động hưởng lương, các thành viên hợp tác xã còn được chia cổ tức từ đồng vốn góp của họ.
Năm 2017, Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Tiến Đại Phát được thành lập, bà Kim Tiến là chủ nhiệm hợp tác xã và các thành viên ban đầu đều là công nhân lao động tại đây.
Khu nuôi gà thả vườn với những giống gà đặc sản của trang trại. |
Hợp tác xã có diện tích 6 ha, chuyên chăn nuôi và trồng trọt bằng quy trình khép kín, tự sản xuất nái lấy con giống chăn nuôi lợn thịt rồi giết mổ, tiêu thụ tại các cửa hàng của hợp tác xã và nhập cho các siêu thị, nhà ăn, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh. Với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, đồng thời xây dựng thương hiệu, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các thành viên hợp tác xã.
Hợp tác xã nông nghiệp Kim Tiến Đại Phát đã xây dựng thành công một thành trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Doanh thu của HTX từ trồng bưởi da xanh, chăn nuôi lợn mỗi năm đạt 15 đến 25 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 2-3 tỷ đồng.
Đời sống người lao động, xã viên của HTX không ngừng được nâng lên. Đến nay hợp tác xã chăn nuôi với quy mô 200 lợn nái và trên 2.000 con lợn thịt, vườn cây, ao cá trị giá hàng chục tỷ đồng. Trang trại chăn nuôi 100 con lợn sinh sản mỗi năm sản xuất 2.400 con lợn giống, 100 nái rừng và lợn rừng lai, mỗi năm sản xuất 2.000 con sau khi nuôi giết mổ 1/5 thịt được chế biến thành giò lụa,chả quế, giò thủ, ruốc bông, chả nem.
Bên cạnh đó, hợp tác xã còn cung cấp ra thị trường 1.500 tấn thịt lợn. Doanh thu bình quân từ các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn đạt 19 tỷ đồng. Với diện tích hơn 1 ha mặt nước, hợp tác xã dùng để nuôi cá nước ngọt cho sản lượng khoảng 30 tấn/năm, thu về 600 triệu đồng.
Vườn bưởi da xanh cũng mang về nguồn thu không nhỏ cho hợp tác xã. Mỗi năm, hợp tác xã sản xuất 3.000 cành giống thu về 150 triệu đồng. Những vườn bưởi trĩu quả cũng giúp hợp tác xã về 1,2 tỷ đồng với sản lượng khoảng 25 tấn quả mỗi năm.
Bà Trần Thị Hương, một thương lái thường xuyên mua các sản phẩm từ trang trại của bà Kim Tiến đánh giá: “Thực sự khách của tôi ăn các sản phẩm từ trang trại này quen rồi nên chỉ muốn gắn bó thôi. Vì họ cảm nhận được độ ngon và an toàn. Nhiều khi mình lấy không kịp cung cấp cho khách lẻ và các nhà hàng, khách sạn”.
Hoạt động ổn định của hợp tác xã đã tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên với mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng và hàng trăm lao động thời vụ.
Từ niềm đam mê nông nghiệp, người phụ nữ xứ Nghệ đã bỏ công sức, tiền bạc biến vùng đồi thành trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Chị còn đứng ra thành lập HTX để liên kết hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững. HTX phát triển ổn định tạo thu nhập cao cho xã viên. Nhiều năm qua chị Tiến đã trwor thành tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi với nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương./.